Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Galati 6.11-18: "Đưa ra những lời khuyên dạy"

Tự do thực – Galati
Đưa ra những lời khuyên dạy

Galati 6.11-18
Khi những người nhái vét sạch chiếc Kursk, là tàu ngầm nguyên tử của Nga đã bị hủy diệt có tới 118 thủy thủ bị chết, họ đã tìm được một bức thư do Trung úy Dmitri Kolesnikov viết. Bức thư viết tay nầy đã được trao cho vợ anh là Olga. Bức thư đã được viết ra sau vụ nổ đóng ấn số phận chiếc tàu ngầm vào ngày 12 tháng 8 năm 2000, ở vùng biển Barents khẳng định sự suy đoán cho rằng hết thảy các thủy thủ không chết ngay tức khắc. Một vài giờ sau khi chiếc tàu ngầm chìm xuống dưới đáy biển, Kolesnikov đã viết như sau: “Tất cả thủy thủ đoàn từ khoang 6, 7 và 8 đều dồn vào khoang thứ 9. Có 23 người ở đây...Không mội ai trong chúng tôi tỉnh táo”. Bức thư thể hiện một thứ tình cảm riêng tư sâu sắc đối với Olga yêu dấu của anh. Trước đó, những dòng sau cùng của bức thư cho thấy rằng sự chết đã đột nhập vào. Nguồn điện phụ không còn nữa. Kolesnikov đã viết lá thư trong bóng tối. “Anh viết trong lúc chẳng thấy gì cả”. Anh biết rõ những lời lẽ sau cùng của mình chẳng còn có chút hy vọng gì nữa.
Khi Sứ đồ Phaolô đặt những cái chạm sau cùng của ông vào người thành Galati, có lẽ ông cũng đang viết trong cảnh tối tăm, với thị giác mờ dần của mình. Ông biết rõ cái chết của một người tuận đạo đã chờ đợi ông. Dầu vậy, không giống như viên Trung úy người Nga kia, Phaolô đã viết trong hy vọng.
Trong phân đoạn sau cùng của quyển sách Galati quan trọng nầy, chúng ta thấy một sự chi phối rất riêng tư từ Sứ đồ Phaolô. Hãy chú ý kỹ câu 11: “Hãy xem chính tay tôi viết thơ nầy cho anh em, chữ lớn là dường nào!” Chúng ta biết Phaolô đã viết hầu hết các thư tín của ông qua một văn sĩ hay một thầy thư ký. Thường thì ông chỉ có ký tên mình mà thôi. Tuy nhiên, khi vị Sứ đồ kết thúc thư tín nầy đối với các Hội thánh trong xứ Galati, ông cầm bút bằng chính “tay mình” rồi với bản viết tay nầy, ông ghi thêm đôi lời làm phần kết thúc rất thích ứng đối với một bức thư.
Ông nhắc rằng khi ông viết ông đang sử dụng “chữ lớn” là dường nào! Có một vài ý nghĩa khả thi cho câu nói nầy. Các văn sĩ gần như đã viết với loại chữ thảo rất nhỏ sao cho đỡ tốn giấy. Có lẽ Phaolô có ý nói rằng bản viết tay của mình có cở lớn và luộm thuộm lắm khi đem so sánh. Trong mấy năm gần đây, hầu hết các bản viết của tôi đã được thực hiện trên bàn phím máy vi tính và tôi có thể nói cho quí vị biết bản viết tay của tôi rất là bẩn thỉu. Khi tôi viết một bức thư riêng, tôi thường dùng những chữ in lớn hầu cho người khác có thể hiểu được nó!
Chúng ta có thể hoàn toàn dám chắc rằng Phaolô đã có thị lực kém cõi lắm rồi. Hãy xem lại 4.14-15: “vì xác thịt tôi yếu đuối sanh ra sự rèn thử cho anh em mặc dầu, anh em cũng chẳng khinh tôi, chẳng chối tôi, mà lại tiếp rước tôi như một vị thiên sứ của Đức Chúa Trời, thật như chính mình Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy thì sự vui mừng của anh em đã trở nên thể nào? Vì tôi làm chứng cho anh em rằng, lúc bấy giờ, nếu có thể được thì anh em cũng móc con mắt mà cho tôi”. Sự hiện thấy của ông dường như là một sự “thử thách” rất thực và có lẽ ông đã viết với những “chữ lớn” vì ông không thể đọc bất kỳ một chữ nào tốt hơn thế.
Các giáo sư Kinh Thánh khác đã cho rằng Phaolô đã sử dụng “chữ lớn” với mục đích muốn nhấn mạnh, giống như chúng ta viết hoặc đánh máy với phím Caps Lock hay gạch dưới những chữ ấy để nâng cao tầm quan trọng của điều mà chúng ta viết ra. Dầu ý nghĩa của “chữ lớn” có là gì đi nữa, chúng ta có thể dám chắc vị Sứ đồ đã cầm viết trong tay ghi thêm phần cần phải nhấn mạnh hay có tác dụng đòn bẫy vào mấy câu sau cùng của bức thư ông viết. Mục đích của ông rất rõ ràng. ĐỪNG QUÊN ĐIỀU NẦY NHÉ!
Phaolô rất sáng suốt khi đưa ra mấy câu nầy vì chúng tiêu biểu cho chúng ta nhìn thấy cốt lõi của Cơ đốc giáo. Ông tái khẳng định sự dạy của mình đối với xu hướng quay về với luật pháp, thập tự giá, Hội thánh cũng như thêm vào vài câu nói làm chứng cá nhân và những lời chúc phước. Chúng ta hãy đào sâu vào đó.
I. Một lời cảnh cáo sau cùng chống lại xu hướng quay về với luật pháp (các câu 12-13).
Nếu quí vị đã học hỏi với tôi cả sách Galati 21 buổi sáng Chúa nhựt vừa qua, quí vị sẽ nghĩ mình đã nghe đủ về hính thức quay về với luật pháp. Phaolô không hề nghĩ như thế đâu! Ông không kết thúc bức thư nầy mà không có một lời nhắc nhở sau cùng chống lại việc tuân giữ luật lệ do con người lập ra thường hành hại Hội thánh.
Xu hướng quay về với luật pháp nhắc cho tôi nhớ tới loại cây dandelions (cây nầy ở Trung quốc mới có) trong một sân cỏ tuyệt đẹp. Không bao lâu nữa quí vị nhổ bỏ chúng ở chỗ nầy rồi sẽ trồng chúng lại ở chỗ khác. Loại thuốc diệt cỏ từng được chế tạo để giết chúng, thuốc nầy rất mạnh có tên gọi là Roundup. Cái rắc rối, ấy là thứ hoá chất đó cũng giết luôn cả thứ cỏ đẹp kia nữa. Chiến lược hay nhứt của quí vị chống lại thứ cây dandelions là cho chúng tiếp xúc với thuốc diệt cỏ hay nhứt trước khi chúng có cơ hội bắt rễ. Đấy cũng là chiến lược quan trọng dành để thắng hơn xu hướng quay về với luật pháp. Chúng ta có một Hội thánh non trẻ vừa phải. Hòn đá góc không có quanh đấy một thời gian dài. Chúng ta có cơ hội để giết chết loài cỏ dại quay về với luật pháp trước khi chúng bắt rễ trong khu đất chức vụ của chúng ta. Chúng ta hãy chú ý bốn đặc điểm của xu hướng quay về với luật pháp.
A. Xu hướng quay về với luật pháp hay PHÔ TRƯƠNG (câu 12a).
Trong câu 12, Phaolô đề cập tới những người nào “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, họ sẽ “ép anh em chịu cắt bì”. Những người theo luật pháp, những người theo giáo Giuđa trong xứ Galati chú về bề ngoài hơn là về bề trong, họ ham thích các biểu tượng hơn là chất lượng. Họ không xem Cơ đốc giáo chân chính là một sự biến đổi ở bên trong chớ không phải một nghi thức ở bề ngoài. Tiếng kêu la tranh chiến của họ được thấy trong Công vụ các sứ đồ 15.1: “…Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se, thì không thể được cứu rỗi”. Phaolô đã xử lý với tiếng kêu la nầy nhiều lần trong khắp xứ Galati.
Quả thực, Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham nghi thức cắt bì làm một dấu chỉ về giao ước hay lời hứa của Ngài. vậy mà những kẻ theo luật pháp dám quả quyết rằng không một ai sẽ được cứu nếu như họ không chịu phép cắt bì. Mục đích của Phaolô, ấy là không một giải phẫu nào trên thân thể có thể làm thay đổi linh hồn được. Phép cắt bì ngoài thịt đúng là một biểu tượng chỉ về phép cắt bì ở trong lòng, cắt bỏ tội lỗi và bản ngã mà phục theo Đức Chúa Trời. Phục truyền luật lệ ký 30.6 chép: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống”. Hãy nhìn tới phía trước đó, xem Phaolô nói gì ở câu 15 trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta: “Vì điều yếu cần, chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới”.
Phép cắt bì không còn là một điểm nóng nữa rồi, nhưng xu hướng quay về với luật pháp vẫn chọc thẳng mũi nhọn của nó vào khu vực phép báptêm. Phép báptêm rất quan trọng hôm nay giống như phép cắt bì trong thời Cựu ước. Chúa Jêsus đã ban cho Hội thánh Ngài mạng lịnh phải làm phép báptêm giống như Đức Chúa Trời đã ban cho người Do thái mạng lịnh phép làm phép cắt bì. Phép cắt bì là biểu tượng cho giao ước của Đức Chúa Trời với dân Israel. Phép báptêm là biểu tượng cho lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời với Hội thánh. Tuy nhiên, giống như phép cắt bì, phép báptêm chỉ là một biểu tượng ở bên ngoài, về phần thuộc thể. Nó chẳng có một quyền phép thuộc linh nào ở bên trong.
Ngày nay có một số người giảng dạy tái sanh theo phép báptêm, có nghĩa là sự cứu rỗi không những đến qua đức tin nơi Chúa Jêsus, mà còn đến qua phép báptêm nữa. Theo nhận định của họ, huyết của Đấng Christ là chưa đủ, còn phải có nước của sự dầm mình nữa. Không những luận điệu nầy là không thực; nó còn là tà giáo phi Kinh Thánh nữa!
Những kẻ theo luật pháp, họ cứ khẳng định các dấu hiệu bề ngoài như phép cắt bì hoặc phép báptêm, họ đang tin cậy vào bản thân họ, chứ không tin theo Chúa Jêsus. Họ “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, còn tinh thần thì không thay đổi.
B. Xu hướng quay về với luật pháp là HÈN NHÁT (câu 12b).
Thêm nữa, vị Sứ đồ nói thêm những kẻ đó “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, họ cũng sẽ “ép anh em chịu cắt bì” ít nhất hầu cho “họ khỏi vì thập tự giá của Đấng Christ mà bị bắt bớ đó thôi”.
Những người Do thái theo truyền thống xem Cơ đốc giáo là một tôn giáo thờ lạy hình tượng. Họ bắt bớ thô bạo bất kỳ ai, đặc biệt người Do thái nào đi theo Chúa Jêsus. Bản thân Phaolô, trước khi ông trở lại đạo là một kẻ bắt bớ các tín đồ một cách thô bạo. Ông đã làm chứng trong Công vụ các sứ đồ 22.4: “Tôi từng bắt bớ phe nầy cho đến chết, bất kỳ đàn ông đàn bà, đều xiềng lại và bỏ tù”.
Trong thế kỷ đầu tiên, bất kỳ người nào rao giảng rằng ơn cứu rỗi là bởi ân điển nhơn đức tin nơi công việc của Đấng Christ trên thập tự giá đều là đối tượng cho sự bắt bớ. Ở 5.11, Phaolô hỏi: “...nếu tôi còn giảng phép cắt bì, thì sao tôi còn bị bắt bớ nữa? Sự vấp phạm về thập tự giá há chẳng phải bỏ hết rồi sao?” Trong một vài phút, chúng ta sẽ nhìn thấy từ phân đoạn Kinh Thánh gốc trong câu 17 rằng Phaolô đã gánh lấy trong thân thể ông “có đốt dấu vết của Chúa Jêsus” những cái thẹo trên xác thịt tiêu biểu cho những đau khổ của ông khi đứng thay cho Đấng Christ.
Mục đích ấy là những kẻ theo luật pháp nầy đã nhấn mạnh phép cắt bì vì họ sợ “sự bắt bớ” mà họ sẽ đối diện với xuất phát từ người Do thái. Họ là những kẻ hèn nhát bị sợ hãi tác động.
Quí bạn tôi ơi, xu hướng hèn nhát quay về với luật pháp đang sống động và mạnh giỏi hôm nay. Các vị Mục sư và Hội thánh vẫn thu mình lại dưới hình thức của truyền thống và hệ phái vì e sợ những điều người khác sẽ nói năng hay suy nghĩ. Cách đây không lâu, tôi đã quyết rằng tôi sẽ rao giảng những gì tôi tin dựa trên sự nghiên cứu Ngôi Lời chớ không dựa theo truyền thống của ai khác. Tôi quyết rằng tôi sẽ lãnh đạo Hội thánh nầy bao lâu Đức Chúa Trời cho phép tôi tìm cách tuân thủ gần gũi với Tân ước, chớ không theo tín điều của bất cứ hệ phái nào.
Ngay trong tuần lễ nầy, một người bạn Mục sư ở tiểu bang khác đã viết thư cho tôi về chính vấn đề nầy. Ông ấy nói: “Tôi đang vất vả với một số nan đề. Mục tiêu của tôi, ấy là quyết định mình đang thực sự tin cái gì… [một vấn đề nóng bỏng trong Hội thánh của ông ấy] và kế đó phải dạy dỗ lẽ thật và làm theo lẽ thật ấy, và giúp cho mọi người đều biết xử lý lẽ thật ấy sao cho đúng đắn”. Can đảm thay! Tôi cầu nguyện xin cho ông ấy làm được y như thế.Tôi nghĩ Sứ đồ Phaolô sẽ nói: “Amen!”
C. Xu hướng quay về với luật pháp là GIẢ HÌNH (câu 13a).
Tiếp đến, Phaolô nói: “Vì chính những kẻ đó đã chịu cắt bì, không vâng giữ luật pháp đâu”. Những kẻ có xu hướng muốn quay về với luật pháp luôn luôn có một bộ luật lệ, quy định mà họ muốn mọi người khác phải giữ theo, nhưng họ chẳng giữ theo luật lệ của chính mình. Họ tìm cách doạ dẫm và gây áp lực đối với nhiều người khác thích nghi với các tiêu chuẩn mà bản thân họ không giữ lấy.
Chúa Jêsus phán với người Pharisi ở Mathiơ 23.23: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia” (đối chiếu cả chương Mathiơ 23). Nói cách khác, họ đưa ra những luật lệ phải làm theo để khiến họ dường như rất tôn giáo nhưng lại bỏ qua những giá trị quan trọng, những “điều hệ trọng hơn” như “sự công bình, thương xót và trung tín”.
Hãy suy nghĩ xem? Những người theo luật pháp vẫn là những kẻ giả hình. Tôi thích cách định nghĩa về sự giả hình nầy: “Một kẻ giả hình là người hay than phiền có quá nhiều cảnh bạo lực và khiêu dâm trên đầu máy VCR của mình”. Hoặc lời công bố nầy nằm trong bản tin của một nhà thờ ở Centralia, Washington: “Các vị giáo viên Lớp Trường Chúa Nhựt mong muốn tiếp tục các lớp Trường Chúa Nhựt suốt cả mùa hè. Chúng tôi không muốn ai nghĩ chúng tôi sẽ dự kỳ nghỉ hè xa nhà của Đức Chúa Trời. Để tổ chức một chương trình như thế, chúng tôi cần nhiều vị giáo sư dạy thế”.
D. Xu hướng quay về với luật pháp là ÍCH KỶ (câu 13b).
Phaolô cũng nói thêm: “họ muốn anh em chịu cắt bì, hầu để khoe mình trong phần xác của anh em”. Họ muốn khoe khoang khoác lác về thể nào có nhiều người dân Ngoại trở lại đạo đã “chịu phép cắt bì” qua chức vụ của họ. Họ là những chuyên gia “lo thống kê về số lượng”. Họ đang ngồi đếm số người trở lại đạo giống như đếm những đường khương tuyến trong súng của họ vậy. Họ lượng tính với nhau bằng cách nào họ đã thành công như thế và thích thú trong bản chất tự cao tự đại của họ.
Cho phép tôi nói một câu ở đây về các chuyên gia lo thống kê bằng con số. Họ thường là một mối ngăn trở hơn là một phước hạnh cho Hội thánh. Quí vị có thể nhận lấy một bức tranh không chính xác về bất kỳ một Hội thánh địa phương nào chỉ bởi việc xem xét cách thống kê bằng con số. Tầm cở của đám đông, số người chịu phép báptêm, số lượng ngân sách chỉ ra một ít về công việc của Đức Thánh Linh trong mối giao thông của các tín đồ.
Đừng làm cho tôi phải sai lạc! Chúng ta muốn có nhiều, nhiều người thêm vào trong Hội thánh của chúng ta, không phải để chúng ta ngồi đếm có bao nhiêu người! Tuy nhiên, động lực của chúng ta không phải là khoe khoang khoác lác mà là giúp cho họ trở thành hàng tín đồ tin kính của Chúa Jêsus một cách đầy trọn.
II. Một lời xác quyết sau cùng về thập tự giá (các câu 14-15).
Cốt lõi của Cơ đốc giáo là “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”. Đây là nguồn vinh hiển của chúng ta, thanh gươm của sự bắt bớ của chúng ta, biểu tượng đắc thắng của chúng ta và là dấu hiệu hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy để ý tới ba lẽ thật mà thập tự giá cung ứng cho chúng ta.
A. Sự khoe khoang của chúng ta không đặt nơi xác thịt mà đặt nơi thập tự giá (câu 14a).
Phaolô nói: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”. Những kẻ theo luật pháp muốn “khoe” về số lượng những người trở lại đạo đã chịu phép cắt bì mà họ đã đem về, còn Phaolô chỉ muốn “khoe” hay tôn cao “thập tự giá” mà thôi
Tại sao Phaolô chỉ muốn “khoe… về thập tự giá của … Đấng Christ?” Chúa Jêsus đã bước lên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ngài là thánh; còn chúng ta là bất khiết. Ngài là công bình; còn chúng ta là không công bình. Ngài có thể cứu chúng ta; còn chúng ta không thể tự cứu lấy mình được. Trong sự bày tỏ cả thể về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại, Chúa Jêsus đã dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta trên thập tự giá. Rôma 5.8 chép: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.
Tại sao thập tự giá lại quan trọng như thế chứ? Tại sao sự bắt bớ cứ vây quanh thập tự giá? John Stott đưa ra giải đáp rất hay cho các thắc mắc nầy: “Mỗi lần chúng ta nhìn vào thập tự giá, Đấng Christ dường như phán cùng chúng ta: ‘Ta bị treo ở đây vì cớ các ngươi. Ta đang mang lấy tội lỗi của các ngươi, ta đang gánh chịu sự rủa sả của các ngươi, Ta đang trả món nợ của các ngươi, ta đang chết cái chết của các ngươi’. Không một điều gì trong lịch sử hay trong vũ trụ đánh hạ chúng ta xuống đến tầm cở giống như thập tự giá. Hết thảy chúng ta đã thổi phồng mọi nhận định về bản thân mình, nhất là trong việc tự xưng công bình, cho tới khi nào chúng ta được mời tới một nơi được gọi là Gôgôtha. Chính ở đó, nơi chơn thập tự giá, chúng ta co cụm lại đúng với tầm vóc của mình…”.
Stott nói tiếp: “Và tất nhiên, con người ưa như thế. Họ không bằng lòng sự sĩ nhục khi người ta nhìn xem họ giống như Đức Chúa Trời nhìn xem họ và họ vốn thực như thế. Họ ưa thích những điều hão huyền của họ hơn. Vì vậy họ lánh xa thập tự giá. Họ dựng lên một Cơ đốc giáo không có thập tự giá, nương cậy vào các việc làm của họ để được cứu chớ chẳng nương vào việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ không chống đối Cơ đốc giáo lâu cho bằng chống đối đức tin đặt nơi Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Đấng Christ đã bị đóng đinh trên thập tự giá họ rất ghét, và ghét cay đắng. Và nếu những nhà truyền đạo rao giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, họ sẽ chống đối, chế nhạo, bắt bớ. Tại sao chứ? Tại vì những vết thương gây ra trên sự kiêu ngạo của con người”.
Tôn cao chỉ nơi thập tự giá thôi, có nghĩa là chúng ta không xem trọng hay “khoe khoang” về chính bản thân mình. Tách ra khỏi công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta chẳng có gì tốt đẹp, đáng yêu hay có giá trị trong chúng ta. Chúng ta sống ích kỷ, tự cao tự đại, kiêu căng, giả hình, dễ dãi, bẩn thỉu, dâm dục, ghen ghét, thù oán, ganh tỵ, tách khỏi ân sũng của Ngài. Ồ, nhưng vì Ngài đã bước lên thập tự giá, Ngài có thể biến chúng ta thành ra hạng thánh đồ của Ngài hay “những người thánh khiết”. Nhìn vào thập tự giá là nhớ lại tình trạng bất xứng của chính mình và ân điển rời rộng của Ngài!
Tôi rất thích các bài hát đã được sáng tác và được ca hát luôn hôm nay, nhưng khi đến với việc “dạy và khuyên nhau” (Côlôse 3.16) cung ứng cho tôi những bài thánh ca rất hay nói về đức tin. Hãy hát lên những bài ca mới, phải đấy! Nhưng đừng quên dạy cho con trẻ những bài ca thánh nói tới thập tự giá! Hãy lắng nghe lời ca đầy quyền phép nầy:
Hát TC 193.
B. Thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh (câu 14b).
Kế đó Phaolô nói rằng chính tại nơi thập tự giá mà “thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!” Giống như chúng ta không thể “khoe” về bản thân mình và khoe về thập tự giá cùng một lúc được, chúng ta không thể sống cho thập tự giá và thế gian cùng một lúc được.
Haddon Robinson thuật lại một câu chuyện nói về một ngày kia ông đang làm việc ngay cửa nhà để xe. Là một nhà truyền đạo, là người không khéo tay lắm. Mọi sự diễn tiến mỹ mãn cho tới chừng ông tìm cách tháo cái chốt cửa ra. Dường như khi ông gia thêm áp lực để vặn mạnh chốt cửa lại siết chặt thêm hơn. Ông đổ mồ hôi, mặt đỏ gay lên và thất bại khi có người hàng xóm đi trờ tới. Người hàng xóm hỏi: “Có chuyện gì thế?” Robinson bèn đáp: “Tôi không thể tháo được cái chốt cửa nầy”. Người hàng xóm bèn giải thích vấn đề và nói: “Tôi nghĩ ông nên vặn cái chốt bên tay trái. Ông xiết chặt hay nới lỏng nó theo chiều ngược lại”. Robinson nói: “Tôi đã tốn 50 năm để tìm ra cách bắt vít và giờ đây họ đang thay đổi luật rồi”. Sau đó, ông viết: “Có một nhận định trong đó toàn bộ Kinh Thánh là loại bắt vít ngược. Mọi sự trong xã hội dường như đúng hết, còn Kinh Thánh thì sai bét. Hướng đi lên lại là hướng đi xuống. Con đường đến với sự giàu có thuộc linh là công nhận tình trạng khốn khó của mình về mặt thuộc linh. Con đường đến với sự sống là phải chịu chết. Con đường đến với tể trị là phải phục vụ. Tôi có ý nói cách bắt vít không còn như trước nữa. nó không còn thích hợp nữa”.
Vì cớ thập tự giá, chúng ta phải tách ra với thế gian. Chúng ta bị dẫn vào một hướng khác. Chúng ta không còn diễu hành theo nhịp trống của thế gian nữa. Cơ đốc giáo ở trọng tâm đang chối bỏ uy quyền của thế gian. Nếu chúng ta tôn cao chỉ có thập tự giá, chúng ta không phải lo thế gian nghĩ gì về chúng ta, nói về chúng ta hay làm gì với chúng ta. Chúng ta đã bị “đóng đinh vào thập tự giá” hay chết đối với thế gian và thế gian đã chết đối với chúng ta. Họ đang gia thêm áp lực để nới chúng ta ra khỏi thập tự giá, chúng ta càng phải bám lấy chặt hơn.
C. Cái điều quan trọng nhất là “một người được dựng nên mới” (câu 15).
Kế đó Phaolô nói: “Vì điều yếu cần, chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới”. Cho phép tôi đóng ngoặc đơn lại: “Chịu phép cắt bì không đưa quí vị vào thiên đàng và không chịu cắt bì cũng không giữ quí vị ở ngoài. Cái điều quan trọng, ấy là quí vị đang là một con người mới vì quí vị đã được sanh lại”.
Phép cắt bì, phép báptêm, tuân giữ luật pháp … không một thứ nào trong những thứ nầy là vấn đề khi đến với sự cứu rỗi của quí vị. Việc duy nhứt là vấn đề, ấy là quí vị đang là một “người được dựng nên mới”. II Côrinhtô 5.17 chép: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”. Quí vị đang tin cậy vào ai hay điều gì!?!
Chúng ta hãy làm cho sự nầy ra thực tế hơn. Cái điều ăn nhặp chính là việc quí vị đang là một “người được dựng nên mới”, khi quí vị đã đến với “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ”.
Đi nhóm nhà thờ đều đặn, dâng phần mười hay mang lấy một chức sắc chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Một chứng chỉ từ chủng viện nổi tiếng, một sắc phong hay đang nắm giữ vai trò lãnh đạo quan trọng trong Hội thánh chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Là một tín đồ Báptít, tín đồ Trưởng lão hay một nhân vật có sức lôi cuốn chưa phải là, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Có dấu hình con cá trên chiếc xe hơi của quí vị, và người có ban bệ hẳn hòi hay đang có vai trò nghiên cứu Kinh Thánh chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới". Ca hát những bài ca thánh, những bài ca ngợi khen hay cả hai chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”.
Chúng ta bận bịu với quá nhiều việc. Chúng ta trở nên kiêu ngạo và tự phụ về quá nhiều việc. Chúng ta cứ ồn ào, dộn dựt lên về nhiều việc quá đó. Nhưng như Chúa Jêsus đã phán với Mary khi nàng ngồi nơi chơn của Ngài: “Nhưng có một việc cần mà thôi” (đối chiếu Luca 10.42), trở thành một “người được dựng nên mới” chính là việc cần đó.
III. Một lời khích lệ sau cùng cho Hội thánh (câu 16).
Trong câu 16, Phaolô nói: “Nguyền xin sự bình an và sự thương xót giáng trên hết thảy những kẻ noi theo mẫu mực nầy, lại giáng trên dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa!” Chúng ta hãy nắm lấy hai lẽ thật ở đây:
A. Hội thánh là dân Israel của Đức Chúa Trời.
Từ ngữ “dân Israel của Đức Chúa Trời” đặc biệt được dùng ở đây trong cả Tân ước. Đây là phần tham khảo đặc biệt đến những người Do thái đã được cứu, nhưng tôi tin nó đồng nghĩa với đoàn người được chuộc, “người nhà của đức tin” cô dâu, thân thể, là “Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời” (Hêbơrơ 12.23). Rõ ràng “hết thảy những kẻ noi theo mẫu mực nầy”“dân Israel của Đức Chúa Trời” không phải là hai nhóm mà chỉ là một nhóm thôi. Hãy nhớ “Israel” có nghĩa là “hoàng tử của Đức Chúa Trời”. Bởi đức tin hết chúng ta đều là con trai con gái của Ngài; chúng ta là những hoàng tử của Vương Quốc Ngài!
Theo ý nghĩa ấy, chúng ta nhìn thấy một sự liên tục trực tiếp từ dân sự của Đức Chúa Trời trong kỹ nguyên Cựu ước. Chúng ta, những người thuộc về Đấng Christ hôm nay là kẻ chịu “phép cắt bì thực” (Philíp 3.3)“dòng dõi của Ápraham… là kẻ kế tự theo lời hứa” (Galati 3.29).
B. Hội thánh có một mực thước.
Hãy chú ý cho kỹ từ ngữ “mẫu mực”. Từ ngữ nầy ra từ chữ kanon. Không phải là “cannon” (đại bác) giống như một cây bích kích pháo, mà từ ngữ Hy lạp kanon, có nghĩa là “một thước đo, một cây gậy có chia mực”. Từ ngữ cũng đã được sử dụng để mô tả cây thước của thợ mộc hay sợi thước dây của giám định viên.
Hội thánh có một “mẫu mực” hay mực thước bởi đó tự đo lấy mình. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi dựng tôi đứng thẳng nơi ngạch cửa đối ngang với phòng ngủ của bà rồi đo tôi bằng thước dây. Những dấu viết chì nhỏ kia chỉ ra tôi mau lớn là dường nào. Đức Chúa Trời cũng đã ban cho chúng ta một thước đo để sử dụng nữa.
Chẳng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào mà các sách trong Kinh Thánh của chúng ta được biết là “sách kinh điển”. Thước đo của chúng ta là một Hội thánh không phải là hệ thống thứ bậc hay truyền thống hệ phái, mà đây là thước đo của Kinh Thánh, là “nền của các sứ đồ và các đấng tiên tri” (Êphêsô 2.20) và đặc biệt trong phân đoạn nầy là “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ” và là “một người được dựng nên mới”.
Khi chúng ta tự do lấy mình bằng thước đo Kinh Thánh và sứ điệp Tin lành, chúng ta sẽ dám chắc rằng “sự bình an và sự thương xót” sẽ giáng trên chúng ta. Hỡi Hội thánh, chúng ta có muốn “ơn thương xót” dư dật cùng các phước hạnh tràn đầy của Đức Chúa Trời giáng trên chúng ta không? Tất nhiên rồi! Đấy là lý do tại sao chúng ta có một sự nắm bắt chặt chẽ vào Ngôi Lời.
Mặt khác, chúng ta có thể đánh mất “sự bình an và ơn thương xót” của Ngài nếu chúng ta bắt đầu tự đo lấy mình bằng các tiêu chuẩn khác. Những nền thần học mới, các thứ truyền thống, hình thức hệ phái, nghi thức, hết thảy những điều nầy và nhiều nữa có thể trở thành quan trọng đối với chúng ta hơn là Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang ngăn cấm, nhưng nếu điều đó xảy ra chúng ta sẽ đánh mất “sự bình an và ơn thương xót” của Ngài trên đời sống và chức vụ của chúng ta.
IV. Lời chứng sau cùng ra từ vị Sứ đồ (câu 17).
Phaolô nói: “Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Jêsus vậy”. Thú vị thay, từ ngữ chỉ về “dấu vết”stigmata. Trong thời kỳ trung cổ một giáo lý phát sinh giải thích phân đoạn nầy khi nó nói tới Phaolô đã tìm thấy các vết thẹo của Chúa Jêsus trên hai bàn tay, hai bàn chân và hông của mình. Có những người khác như Francis xứ Assisi về phần xác thể đã kinh nghiệm các vết thương của Chúa Jêsus trên thân thể của họ khi họ suy gẫm tới các sự thương khó của Ngài. Hiện tượng nầy được gọi là “dấu đóng bằng sắt nung trên người của nô lệ”.
Tôi không biết điều đó có thực sự xảy ra hay không, nhưng tôi hoàn toàn dám chắc đấy không phải là điều Phaolô đã có trong trí ở đây. Ông đang nói: “Đừng quất trên lưng tôi nữa! Tôi đang có dấu vết thiêng liêng về phép cắt bì trên thân thể tôi, nhưng tôi còn có một số dấu vết khác còn có giá trị rất nhiều đối với tôi, tôi mang những vết thẹo khi phải chịu khổ cho Chúa Jêsus”.
II Côrinhtô 11.23-28 cung ứng một câu chuyện nói tới những sự ông chịu khổ: “…Ừ, tôi nói như kẻ dại dột, tôi lại là kẻ hầu việc nhiều hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh”. Nếu có ai muốn biết sự đầu phục của Phaolô đối với Đấng Christ, mọi sự họ phải làm là nhìn vào “dấu vết” trên thân thể của ông.
Nếu có ai đến hỏi quí vị: “Quí vị nhận biết đức tin mình thực như thế nào?” Quí vị sẽ nói sao? …rằng quí vị là một tín đồ Báptít chăng? …rằng quí vị đã chịu phép báptêm ư? …rằng quí vị đang dạy lớp Trường Chúa nhựt hoặc dân một phần mười à? Dường như có cái gì đó quá vụn vặt, phải không. Chắc là có ý nghĩa khi nói rằng: “Tôi đã chôn cất hai đứa con, nhưng tôi vẫn đi theo Đấng Christ”, “Tôi thường tìm cách tự uống cho tới chết, nhưng Chúa Jêsus đã giải phóng tôi ra khỏi cảnh rượu chè”, “Tôi thường thích xem phim khiêu dâm, nhưng Chúa Jêsus đã giải phóng tôi ra khỏi tội lỗi và sự xấu hổ” hay “Tôi cô độc do đã ly dị, nhưng Chúa Jêsus không hề lìa bỏ tôi. Ngài làm thoả từng nhu cần của tôi”. Đấy là những “dấu vết” thực của Cơ đốc giáo.
V. Một phước hạnh sau cùng dành cho hạng tín đồ (câu 18).
Sau cùng, Phaolô viết với những dòng “chữ lớn” mấy lời sau cùng nầy: “Hỡi anh em, nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ở với tâm thần anh em! A-men”. Phaolô bắt đầu bức thư nầy bằng một lời chào “ân điển” và ông kết thúc bức thư cũng bằng một lời chào ấy. Ông bắt đầu chương 6 với “hỡi anh em” và kết thúc cũng bằng một cách ấy.
Đây là một câu nói chúc phước, không phải không giống với cụ Giacốp thể nào đã đặt bàn tay mình lên đầu của mấy đứa cháu rồi chúc phước cho chúng trong mấy chương cuối của sách Sáng thế ký. Phaolô đang với tới quí vị và tôi qua nhiều thế kỷ rồi đặt bàn tay mang thẹo của ông lên hai bờ vai chúng ta rồi nói: “Hỡi anh em, nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ở với tâm thần anh em!”
Cũng một thể ấy, chúng ta cần phải chúc phước cho nhau. Chúng ta cần phải chìa tay ra, nhìn vào một số đời sống anh chị em khác rồi nói: “Nguyện Chúa ban phước cho quí vị” hay “Xin Chúa ban ân điển cho anh”. Tôi có người bạn Mục sư thích làm như thế cho người khác. Ông ấy cũng hay yêu cầu các tín hữu trưởng thành chúc phước cho ông.
Cho phép tôi kết thúc bằng một câu chuyện như sau. Cách đây không lâu, tôi có đọc về một tín đồ kia lái xe đi làm trên chuyến xe lửa “nâng cấp” ở Chicago. Chiếc xe lửa nầy vào trong thị trấn trên tuyến đường rầy nằm trên cao. Chàng trai nầy đã đi xe lửa hết ngày nầy sang ngày khác như một người luôn sử dụng tàu điện để đi làm từ nhà đến sở. Và khi chiếc xe lửa chạy chậm vào ga, ở đó anh ta bước xuống, anh ta nhìn qua bức màn mở rộng vào căn phòng của một toà nhà và nhìn thấy một phụ nữ đang nằm trên giường. Nàng đã nằm ở đó hết ngày nầy sang ngày khác, trong một khoảng thời gian khá dài, trông như đang mắc bịnh vậy. Anh ta bắt đầu thấy thú vị nơi nàng kể từ khi anh ta nhìn thấy nàng mỗi ngày. Sau cùng, anh ta quyết định tìm kiếm tên tuổi của nàng. Anh ta khám phá ra địa chỉ của nàng, và anh ta viết cho nàng một tấm thiệp, quyết chắc với nàng rằng anh ta đã cầu xin cho nàng được bình phục. Anh ta đã ký tên vào đấy. “Chàng thanh niên ấy đã được nâng cao”. Một vài tuần lễ sau, anh ta ra tới ga, và anh ta nhìn qua cánh cửa sổ đó cùng chiếc giường bỏ trống kia. Thay vì thế, có một tấm bảng rất lớn ở đó. NGUYỆN ĐỨC CHÚA TRỜI CHÚC PHƯỚC CHO BẠN, NGƯỜI BẠN CỦA TÔI MỚI ĐƯỢC NÂNG CAO!
Nếu Chúa Jêsus có thể bị hạ thấp đối với thập tự giá để chúc phước cho chúng ta, chúng ta hãy chúc phước cho người khác.

Galati 6.6-10: "Luật Gieo Gặt"



Tự do thực – Galati
Luật Gieo Gặt

Galati 6.6-10
Với cái nhìn đầu tiên, những câu nói trong phân đoạn Kinh Thánh nầy dường như là những câu nói dông dài, không mạch lạc, mơ hồ mà Phaolô đã thêm vào ở phần cuối bức thư. Sự tra xét kỹ lưỡng cho thấy rằng có một sự mạch lạc rất bình thường. Đan dệt suốt phân đoạn Kinh Thánh hôm nay là luật gieo gặt không thể sai sót được. Vị sứ đồ nói ra luật lệ nầy với sự nhấn mạnh trong câu 7: "vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy".
Sau nước lụt, Đức Chúa Trời đã hứa với Nôê: "Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái [gieo và gặt], …chẳng bao giờ tuyệt được" (Sáng thế ký 8.22). Bao lâu chúng ta còn sống trên đất nầy, luật gieo gặt cứ còn mãi luôn. Những gì chúng ta trồng trong đời sống chúng ta sẽ kết trái trong đời sống chúng ta. Hãy viết ra ba lẽ thật không thay đổi từ luật gieo và gặt.
Trước tiên, CHÚNG TA GẶT LẤY NHỮNG GÌ CHÚNG TA GIEO RA. Chúng tôi muốn nói quí vị đã mua một nông trại rồi bước vào công việc đồng áng. Quí vị sẽ cày lật đất bằng những công cụ mới nhất và có những đường cày thật là thẳng. Quí vị có thể sử dụng giống, phân bón tốt nhất cho ruộng đồng của mình. Quí vị có thể tưới tiêu, cung cấp một lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, trừ phi quí vị đã gieo giống, quí vị không thu hoạch được đâu. Hơn nữa, loại gặt hái quí vị thu được đều nương vào loại giống quí vị đã gieo ra. Nếu quí vị gieo hạt lúa mì, quí vị sẽ gặt lấy lúa mì. Nếu quí vị trồng bắp, quí vị sẽ thu hoạch bắp. Nếu quí vị bỏ hột đậu nành, quí vị sẽ thu hoạch đậu nành. Hơn thế nữa, nếu quí vị gieo giống tốt, quí vị sẽ thu hoạch tốt và nếu quí vị gieo giống xấu, quí vị chỉ có mong một mùa thu hoạch xấu mà thôi. Nếu quí vị gieo nhiều, quí vị sẽ mong một mùa bội thu. Nếu quí vị gieo ít, quí vị chỉ có mong một mùa gặt nhỏ mà thôi. II Côrinhtô 9.6 chép: "Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều".
Thứ hai, CHÚNG TA GẶT LẤY Ở CHỖ CHÚNG TA GIEO. Chúng tôi muốn nói nông trại của quí vị có hai phần, hai dặm vuông chia thành bốn thửa. Chúng tôi muốn nói ở thửa thứ nhứt quí vị gieo lúa mì, thửa thứ hai đậu nành, thửa thứ ba bắp, và thửa thứ tư đậu xanh. Quí vị không mong thu hoạch bắp trong thửa lúa mì hay đậu xanh trong thửa đậu nành. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời đã thiết lập trong luật gieo gặt thứ nào sản sinh ra "tùy theo loại" ấy (đối chiếu Sáng thế ký 6.20; 7.14).
Thứ ba, CHÚNG TA GẶT SAU KHI CHÚNG TA GIEO. Việc gặt luôn luôn theo sau việc gieo. Mùa gặt luôn luôn theo sau mùa gieo giống. Nói chung, nhà nông gieo vào mùa xuân và gặt lấy vào mùa thu. Mục đích, ấy là cần phải có một thời gian dài mới tới mùa gặt, nhưng mùa gặt luôn luôn đến.
Vì lẽ đó, nhà nông muốn có một mùa bội thu trong một cánh đồng đặc biệt, không những người gieo giống ấy trong cánh đồng đó, người ấy còn phải gieo giống tốt nữa. Người ấy phải gieo thật nhiều hột giống và rồi người ấy phải chờ đợi mùa gặt đến.
Một lần nữa, Phaolô nói: "Vì người gieo giống chi, ắt sẽ gặt giống ấy". Chính người gieo mới là người quyết định vụ mùa, chớ không phải người gặt. Điều chi vốn thực hữu ngoài đồng ruộng cũng rất thực trong từng lãnh vực của cuộc sống. Chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra; chúng ta gặt lấy tại chỗ chúng ta gieo ra và chúng ta gặt hái sau khi chúng ta gieo trồng. Nếu chúng ta gieo ra hột giống đức tin, ân điển và tình yêu thương bằng đời sống của chúng ta, chúng ta có thể trông mong một mùa gặt phước hạnh. Nếu chúng ta gieo ra thứ "cỏ hoang" chúng ta chỉ trông mong gặt lấy gai góc và chà chuôm trong đời sống của mình mà thôi. Gióp 4.8 chép: "Theo điều tôi đã thấy, ai cày sự gian ác, và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó". Ôsê 8.7 chép: "Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc".
Trong câu 7, trước khi vị Sứ đồ thốt ra luật gieo gặt, ông nói cách quả quyết: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu". Kinh Thánh thừa mứa những lời cảnh cáo chống lại sự dối gạt. Chúa Jêsus nói với chúng ta trong Giăng 8.44 rằng Satan là nguồn của mọi sự lừa gạt: "Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối". Chúa Jêsus phán trong Mác 13.5: "Hãy giữ mình kẻo có ai lừa dối các ngươi chăng". II Giăng 7 chép: "Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành…". Phaolô cảnh cáo chúng ta ở Êphêsô 5.6: "Đừng để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em…". Phaolô quở người thành Galati ai đã "bùa ếm" họ trong 3.1. Trong 6.3 ông viết về người nào "dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi”“ấy là mình dối lấy mình”.
Ở đây trong câu 7, đấy chính xác là điều mà ông đã có trong trí, tự dối mình. Dân sự tự dối lấy mình. Họ tự mình sai lạc. Họ dại dột hay tự gạt gẫm mình. Dân sự tự dối họ về luật gieo gặt. Đừng lừa dối như thế! Hãy tỉnh thức đi! Hãy nhận biết đi! Quí vị gieo ra thứ gì hôm nay trong đời sống mình, ngày mai quí vị sẽ gặt lấy, dù tốt hay xấu!
Cũng trong câu 7, Phaolô nói rằng chúng ta không nên "tự dối mình""Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Từ ngữ Hy lạp nói tới "khinh dễ" là làm cho choáng váng. Nó có nghĩa là: "day cái mũi lên trên, cười nhạo hay đối xử với thái độ miệt khinh". Có thể chúng ta thành công trong việc tự dối mình, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ qua mặt Đức Chúa Trời được. Luật gieo gặt, việc gieo và việc gặt là chắc chắn và nhất định. Chúng ta sẽ gặt lấy những gì chúng ta gieo ra.
Từ phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta sẽ áp dụng luật gieo gặt vào việc dạy đạo trong Hội thánh, vào sự nên thánh cá nhân và vào việc làm ra các việc lành.
I. Gieo gặt về sự giảng đạo (câu 6).
A. Dân sự cần phải ủng hộ Mục sư.
Phaolô nói: "Kẻ nào mà người ta dạy đạo cho, phải lấy trong hết thảy của cải mình mà chia cho người dạy đó". "Người nào dạy đạo" có nghĩa là "người nào chịu dạy dỗ trong đức tin". Luca đã sử dụng chính từ ngữ nầy để mô tả mối tương giao của ông với Thê-ô-phi-lơ trong Luca 1.4. Cho nên, người nào chịu dạy dỗ bằng Lời của Đức Chúa Trời cần phải ủng hộ cho người dạy đạo cho mình.
Có khi chúng ta được dạy dỗ trong đức tin theo cách một cặp một. Nếu quí vị đang học hỏi với một tín đồ đã trưởng thành theo cách thế đó, hãy "chia" "của cải tốt" mình có cho người ấy (nam hay nữ). Hãy bày tỏ ra tình yêu thương và sự tán thưởng của quí vị. Nếu quí vị ngồi nghe sự dạy dỗ của một người thông sáng trong lớp học Kinh Thánh, hãy "chia" "của cải tốt" mình có cho vị giáo sư đó. Hãy tỏ ra thái độ cảm tạ vì công việc của người (nam hay nữ) trong Chúa. Cũng một thể ấy, hội chúng các tín hữu trong các Hội thánh địa phương cần phải "chia" "của cải tốt" mình có cho quí Mục sư nào dâng đời sống của họ cho sự dạy dỗ và kỷ luật dân sự bằng Lời của Đức Chúa Trời.
“Dạy dỗ” tứ ngữ nầy theo cách riêng đối với tôi quả là rất nan giải, nhưng nó có mặt ở đây trong phân đoạn Kinh Thánh gốc và tôi không thể bỏ qua từ ngữ nầy được. Tôi rất biết ơn Chúa vì sự rời rộng mà Ngài đã đặt trong tấm lòng quí vị đã tiếp trợ cho tôi và gia đình tôi để tôi có thể dâng đời sống mình vào chức vụ thật là trọn vẹn. Tuy nhiên, khi chúng ta đề cập đến đề tài nầy, chúng ta hãy đào cho sâu thêm một chút nữa.
Dân sự cần phải ủng hộ vị Mục sư, môn đồ ủng hộ người làm công tác môn đồ hoá đã được đan dệt khắp cả Tân ước. Khi Chúa Jêsus sai 70 môn đồ ra đi, Ngài đã bảo họ "Hãy ở nhà đó, ăn uống đồ người ta sẽ cho các ngươi, vì người làm công đáng được tiền lương mình…" (Luca 10.7). Sứ đồ Phaolô đã sử dụng hình ảnh gieo gặt theo cách nầy trong I Côrinhtô 9.11: "Nếu chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, mà muốn thâu lại của vật chất của anh em, thì nào có phải một việc quá lẽ đâu?" Trong câu 14, ông nói thêm: "Cũng vậy, Chúa có truyền rằng ai rao giảng Tin Lành thì được nuôi mình bởi Tin Lành". Phaolô cũng sử dụng hình ảnh trong Kinh Thánh nói về một con bò trong sân đạp lúa, nó ăn hột lúa rơi ra do việc làm của nó. Khi trưng dẫn cả Luật pháp và Chúa Jêsus ông đã nhắc nhở Timôthê: "’Ngươi chớ khớp miệng con bò đang đạp lúa; và người làm công thì đáng được tiền công mình’" (I Timôthê5.18; đối chiếu I Côrinhtô 9.9).
B. Mục sư không được lợi dụng dân sự.
Bất cứ một hệ thống nào cũng đều có xu hướng lợi dụng và cũng một thể ấy trong Hội thánh. Vì một số Mục sư và các cấp lãnh đạo Hội thánh đều nắm lấy ưu thế trong hội chúng của họ, tất cả các Mục sư đều có sự thành công đó. Về mặt luật pháp, các vị Mục sư đều "tự chủ" đối với các thứ thuế. Họ cũng "tự chủ" trong điều kiện thực tế. Ít nhất trong hầu hết các Hội thánh, không có ai lập kế hoạch cho một vị Mục sư; không một ai giám sát công việc của ông. Ông đề ra chương trình nghị sự của mình rồi bước theo chương trình ấy.
Một số Mục sư lợi dụng dân sự của họ bằng cách biếng nhác và có một chương trình rất nghèo nàn. Họ thoải mái suốt cả tuần lễ rồi góp nhặt vào tối thứ Bảy lo ghi chép sơ sài một sứ điệp cho sáng Chúa nhựt. Tôi có biết một số người đã sử dụng thì giờ vào việc chơi golf hay nghỉ ngơi ở bờ hồ hơn là ngồi nghiên cứu.
Những người nắm lấy chức vụ mà tôi khâm phục hầu hết đều là những người phục vụ có hai nghề trong tay. Vị sứ đồ lỗi lạc Phaolô đã từ chối không nhận lương cho chức vụ của mình, nhưng đã kiếm sống như một người may trại để lo rao giảng Tin lành mà không bị ai nói. Có những người làm việc 40-50 tiếng đồng hồ trong một tuần lễ để nuôi sống gia đình họ và vẫn dâng mình để giảng dạy cho dân sự của Đức Chúa Trời, họ là hạng anh hùng đức tin thực sự!
Tuy nhiên, khi một Hội thánh có thể cung lương cho một vị Mục sư, thì Hội thánh nên làm việc ấy. Martin Luther đã viết: "Thật là khó cho một người lo lao động ngày đêm để kiếm sống, đồng thời lại dâng chính mình vào việc nghiên cứu, học hỏi mà chức vụ giảng dạy đòi hỏi".
I Timôthê 5.17 chép: "Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhất là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ". "Kính trọng bội phần" sát nghĩa là "trả lương gấp đôi". Từ ngữ "khéo cai trị" có nghĩa là người rất vất vả khó nhọc với Ngôi Lời. Vị mục sư giỏi luôn năng động trong việc học hỏi và dạy dỗ Ngôi Lời với cùng một quyết định giống như thợ nề với những viên gạch của mình hay như người thợ mộc với cây búa của người vậy. Chức vụ giảng dạy Ngôi Lời được thực thi mỹ mãn là một công việc rất khó và nó xứng đáng được trả lương thật rời rộng.
C. Dân sự không được lợi dụng vị Mục sư.
Mặc dù thì giờ thay đổi, nhiều Hội thánh đã không cung lương đầy đủ cho các cấp lãnh đạo của họ. Tôi có nghe nói thái độ ấy đã được tỏ ra qua câu nói nầy: "Quí vị làm cho ông ấy luôn hạ mình xuống, còn Chúa và chúng tôi luôn giữ ông ấy trong sự khốn khó". Trong khi nhiều tín đồ vui hưởng bông trái của sự thành công và sự dư dật, nhiều gia đình Mục sư đã bị bó buộc phải sống trong những hạn chế.
Một vị Mục sư đã gặp một Hội thánh mới trong một cuộc trao đổi rồi gọi điện về cho vợ mình. Ông nói: "Anh thực sự thấy khích lệ khi họ nói với anh rằng anh sẽ được trả 500USD một tuần. Như vậy có nghĩa là một giờ được 5USD!" Viên thủ quỹ của Hội thánh khác đã nói với vị Mục sư chủ toạ rằng: "Chúng tôi đồng ý công giá của Mục sư phải tính bằng vàng, nhưng chúng tôi không thể cung lương cho Mục sư bằng nhôm được".
Có những Hội thánh cũng lạm dụng Mục sư của họ bằng cách vận động. Họ sử dụng cách hăm he rất tinh vi để buộc ông giảng dạy những gì họ muốn ông giảng dạy. Họ nghĩ họ phải được cung ứng nhiều với sự chi trả thật ít. Để chi trả các hoá đơn của mình, một vị Mục sư không có đủ tài chính sẽ thường nhượng bộ trước các áp lực như vậy.
Trong một Hội thánh có đầy đủ, một vị Mục sư có thể mở Kinh Thánh ra rồi để cho đồng tiền rơi đúng chỗ nó muốn. Một hội chúng thuộc linh hiểu rõ Hêbơrơ 13.17: "Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em".
D. Dân sự và Mục sư đồng công với nhau.
Từ ngữ "đồng công" theo tiếng Hy lạp koinonia có nghĩa là "tương giao" hay "kết hợp". Vị Mục sư chia sẻ những vụ việc thuộc linh với hội chúng và họ chia sẻ những thứ vật chất cho ông. Hội thánh không TRẢ TIỀN cho Mục sư mà họ kết hợp với ông trong sự hầu việc Chúa. Vị Mục sư gieo ra Lời của Đức Chúa Trời và gặt hái vụ mùa, ông phải có phần thu nhập. Dân sự gieo ra chức vụ quản lý thực giỏi và gặt lấy mùa gặt rao giảng tốt từ Ngôi Lời.
II. Gieo gặt về sự nên thánh (câu 8).
Chúng ta đã áp dụng luật gieo gặt theo một cung cách rất đặc biệt, sự kết hợp của Mục sư và dân sự của người. Chúng ta đã nắm bắt và áp dụng luật ấy theo một ý nghĩa chung chung, sự tranh chiến cá nhân để đạt tới sự nên thánh. Phaolô nói: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời".
Sự phấn đấu giữa "xác thịt""Thánh Linh" chẳng có gì mới mẻ đối với chúng ta là những người đã cùng nhau nghiên cứu thư tín nầy. Ở đầu chương 5, Phaolô đã mô tả đời sống Cơ đốc giống như một bãi chiến trường. Ở đây chúng ta thấy "xác thịt""Thánh Linh" giống như hai thửa ruộng mà chúng ta có thể gieo mầm sống trong đó. Những gì chúng ta gặt đều nương vào chúng ta chọn gieo ra ở thửa ruộng nào mà thôi.
A. Thửa ruộng xác thịt.
Phaolô nói: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát". Chúng ta biết rằng trong Kinh Thánh "xác thịt" có ý đề cập nhiều tới da thịt, xương cốt và cơ bắp của chúng ta. Nó cũng nói tới bản chất ích kỷ, tội lỗi trong mọi người nữa. Nếu chúng ta nhượng bộ hay gieo ra cho xác thịt, chúng ta sẽ gặt lấy "những việc làm của xác thịt" như đã liệt kê ra ở 5.19-21: "ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy".
Tôi thích cách John Stott mô tả việc gieo cho xác thịt như sau: "Đối với việc ‘gieo cho xác thịt’ là cố làm thoả mãn nó, chìu theo, ấp ủ và bơi theo nó, thay vì đóng đinh nó trên thập tự giá. Những hột giống chúng ta gieo ra đều là những tư tưởng và các việc làm. Mỗi lần chúng ta để cho lý trí mình neo vào một sự đố kỵ, ấp ủ một sự buồn rầu, giải trí theo một ý tưởng kỳ quặc, hoặc dầm mình trong sự tự thương hại, chúng ta đang gieo ra cho xác thịt. Mỗi lần chúng ta đeo bám vào một số bạn bè xấu, ảnh hưởng xảo quyệt của họ chúng ta biết rõ song chúng ta không thể kháng cự lại, mỗi lần chúng ta nói dối trên giường ngủ khi ấy chúng ta đáng phải chỗi dậy mà cầu nguyện, mỗi lần chúng ta đọc loại sách báo khiêu dâm, mỗi lúc chúng ta đâm liều lĩnh làm căng thẳng sự tiết độ của chúng ta, chúng ta đang gieo ra, gieo ra, gieo ra cho xác thịt. Một số Cơ đốc nhân đang gieo ra cho xác thịt mỗi ngày và lấy làm lạ không biết tại sao họ chẳng gặt lấy sự nên thánh. Nên thánh là một sự gặt hái; dù chúng ta gặt lấy nó hay không đều nương vào những gì và nơi chốn chúng ta gieo ra".
"Sự hư nát" có ý nói tới sự mục nát, sự đồi bại, những thứ gì đó đi từ chỗ tốt đẹp đến chỗ tệ hại. Nếu quí vị đặt các thứ thức ăn thừa thải từ bữa ăn hôm nay vào tủ lạnh, chúng sẽ đi từ chỗ ngon lành thành ra hư nát ngay. Quí vị càng để chúng ở đó lâu chừng nào, thì chúng sẽ rơi vào chỗ tệ hại hơn chừng nấy! "Sự hư nát" cũng được sử dụng trong Tân ước có ý nói tới một xác chết nữa (đối chiếu I Côrinhtô 15.42, 50). Phần mô tả hay nhất tôi có thể nghĩ tới về "sự hư nát" là khi quí vị lái xe vào xa lộ một ngày mùa hè nóng nực rồi ngửi thấy mùi thơm của nhựa đường! Khi một tín đồ "gieo ra cho xác thịt" người ấy sẽ GẶT LẤY NHỰA ĐƯỜNG cho xem!
Theo tin từ đài phát thanh, một trường trung học ở Oregon đã đối diện với nan đề có một không hai. Một số nữ sinh bắt đầu sử dụng son môi và đặt nó trong phòng tắm. Sau khi họ dùng son môi, họ đã ấn đôi môi của mình trên các tấm kính để lại hàng tá dấu môi son. Sau cùng vị Hiệu trưởng mới quyết định phải thực hiện một việc quan trọng. Bà cho mời các nữ sinh vào phòng tắm và một vị giám thị đã gặp họ ở đó. Bà giải thích các dấu môi son đã gây ra một nan đề chính cho viên giám thị, là người phải lau chùi cửa kính hàng ngày. Để chứng tỏ công việc ấy khó khăn là dường nào, bà đã yêu cầu vị giám thị chùi một trong các tấm kính ấy. Ông ta rút ra chiếc bàn chải có cán dài, nhúng nó vào bồn vệ sinh, rồi quét lên tấm kính. Kể từ đó không còn có dấu son môi nào trên các tấm kính nữa. Khi bị cám dỗ phải phạm tội, nếu chúng ta chỉ nhìn vào dấu bẫn thực sự mà chúng ta sẽ hôn, chúng ta sẽ không thấy bị lôi cuốn vào đấy nữa.
Earnest Hemingway đã được người ta tưởng niệm là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của châu Mỹ. Tuy nhiên, khi ông "lừa dối" và hoàn toàn học biết được "Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Ông tin rằng Kinh Thánh và đạo đức Cơ đốc đã lỗi thời và chẳng ai còn dùng đến nữa. Ông nghĩ các luật đạo đức đều là những điều tôn giáo dị đoan không thích nghi với con người hiện đại. Thậm chí ông còn viết ra một bài thơ nhái theo Lời cầu nguyện của Chúa: "Những người chúng ta hoang đường đang sống trong chỗ hoang tưởng". Dầu vậy, khi ông tìm kiếm khoái lạc và sự phu phỉ cho xác thịt không có Đức Chúa Trời, ông chẳng tìm được gì trừ ra thất vọng và vô vọng. Ông đặt một viên đạn vào trong óc của mình. Các nhà văn khác như Sinclair Lewis và Oscar Wilde đã hỉnh mũi của họ đối với Đức Chúa Trời và đã tìm gặp sự cuối cùng tương tự. Lewis đã chết một cái chết trong say xỉn thảm hại tại một bịnh viện cấp 3 ở Ý. Wilde tìm gặp mình lọt vào vòng tù tội đồng tính luyến ái, xấu hổ, tủi nhục. Gần cuối đời, ông viết: "Tôi quên rằng ở đâu đó trong cuộc đời những điều bạn làm trong chỗ kín nhiệm, một ngày kia chúng sẽ rao ra trên mái nhà cách lớn tiếng".
Quí bạn tôi ơi: "Đừng tự dối mình, vì Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Nếu có ai "gieo cho xác thịt" người ấy sẽ gặt lấy "sự hư nát" của một đời sống tàn lụi.
B. Thửa ruộng Thánh Linh.
Kế đó Phaolô nói: "song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời". Gieo cho Thánh Linh là cùng một việc với "bước đi theo Thánh Linh" (5.16), được "Đức Thánh Linh dẫn dắt" (5.18), "bước theo Thánh Linh" (5.25) hay được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" (Êphêsô 5.18).
Gieo cho Thánh Linh là tìm kiếm và theo đuổi Đức Chúa Trời. Ấy là "…tìm kiếm những việc ở trên cao…" và phải biết "ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất" (Côlôse 3.1-2). Philíp 4.8 chép: "Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến".
Chúng ta gieo cho Thánh Linh như thế nào? Chúng ta làm thế bằng những gì chúng ta có trong trí, bằng các quyển sách chúng ta đọc, bằng những cuốn phim cùng các buổi trình chiếu trên truyền hình mà chúng ta xem hay không xem. Chúng ta gieo cho Thánh Linh bằng cách phát triển những kỷ luật thuộc linh nhất định như cầu nguyện, suy gẫm, học thuộc lòng và nghiên cứu Kinh Thánh theo cách riêng. Có lẽ một trong những phương thức quan trọng nhất trong đó chúng ta gieo cho Thánh Linh nằm trong sự thờ phượng riêng, cách tốt hơn là "hướng tâm trí mình vào những việc ở trên cao". Khi chúng ta thờ phượng theo cách riêng, thờ phượng chung sẽ có tác động rất lớn.
Nếu một Cơ đốc nhân "gieo cho Thánh Linh" thay vì tính phân hủy của "sự hư nát" người ấy sẽ gặt lấy "sự sống đời đời". Điều nầy không có ý nói rằng chỉ có những tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh mới vào trong thiên đàng. Người nào được sanh lại mới vào trong thiên đàng. "Sự sống đời đời" ở đây có ý nói tới tính chất sự sống hơn là thời gian sống. Nghĩa là, giống như "sự hư nát" là đi từ tốt hơn đến tệ hại hơn, "sự sống đời đời" có nghĩa là ngày càng được tốt đẹp hơn. Những giá trị đạo đức và thuộc linh của chúng ta sẽ lớn lên ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ ngày càng được "biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Con Ngài" (Rôma 8.29). Chúng ta sẽ ngày càng ra giống theo Chúa Jêsus hơn! Mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ tăng lên cho tới một ngày kia sẽ được trọn vẹn trong cõi đời đời.
Dorothy Sayers đã viết: "Quả nhiên vậy, vì trong cõi đời đời ngoài thời gian, đúng kỳ mọi sự đều trở nên có giá trị, quan trọng, và có ý nghĩa. Vì lẽ đó, Cơ đốc giáo lấy điều nầy làm trọng: mọi sự chúng ta làm ở đây nhất nhất có quan hệ với tính cách đời đời của chúng ta. Sự sống đời đời là sự thừa nhận duy nhứt cho mọi giá trị của đời nầy".
Chúng ta phải nhận lấy thực tế ấy. Mỗi ngày chúng ta gieo ra nhiều hột giống. Một số hột giống chúng ta gieo ra trong thửa ruộng "xác thịt" của mình. Chúng ta gieo ra thật ích kỷ và tội lỗi. Từng hột giống đó sẽ tạo ra "sự hư nát" trong đời sống của chúng ta. Chúng sẽ không vùa giúp chúng ta, chúng sẽ làm hại cho chúng ta. Mỗi tư tưởng, lời nói hoặc biệc làm sẽ không dẫn tới việc "làm tôi vâng phục Đấng Christ" (II Côrinhtô 10.5) mà nó sẽ đem lại sự tàn lụi, thối rửa của "sự hư nát" trong đời sống chúng ta. Chúng ta đã bị "dối gạt" và chúng ta lao vào việc khinh dễ Đức Chúa Trời nếu chúng ta nghĩ chúng ta có thể không bị tội lỗi dỗ dành. Hãy viết ra điều nầy đi. Quí vị không thể bị tội lỗi dỗ dành. Quí vị không thể bị dính dáng với tội lỗi. QUÍ VỊ KHÔNG THỂ DÍNH DÁNG VỚI TỘI LỖI!
George Munzing nói: "Nếu bạn thực sự không chung thuỷ, bạn sẽ lừa dối trong trận đấu. Nếu bạn có sự gian lận ở trong đầu, bạn sẽ gian lận trong bài thi. Bạn không chung thuỷ với bạn gái, bạn lừa đảo trong công việc làm ăn. Bạn sẽ lừa dối người bạn đời của mình. Gieo ra một tư tưởng, gặt lấy một hành động. Gieo ra một hành động; gặt lấy một tật xấu. Gieo ra một tật xấu; gặt lấy một bản tánh. Gieo ra một bản tánh, gặt lấy một số phận".
Mỗi ngày chúng ta gieo ra nhiều hột giống. Chúng ta làm hết sức mình để gieo chúng ra đúng thửa ruộng để chúng ta còn gặt lấy vụ mùa "bông trái công bình và bình an" (Hêbơrơ 12.11).
III. Gieo gặt những việc lành (các câu 9-10).
Chúng ta đã xem xét việc gieo và gặt trong chức vụ của Hội thánh địa phương, gieo và gặt trong việc áp dụng sự thánh khiết vào đời sống chúng ta và giờ đây Phaolô đang nói tới "việc lành".
A. Đừng nhượng bộ (câu 9).
Chúng ta hãy đọc câu 9 cách chậm rãi và ráng nhận thức được điều gì đó ở bên kia giấy trắng và mực đen: "Chớ MỆT NHỌC về sự làm lành, vì nếu chúng ta KHÔNG TRỄ NẢI, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt". "Làm lành", phục vụ tha nhân có thể là một sinh hoạt rất dễ đem lại sự nhọc mệt. Rõ ràng người thành Galati, và có lẽ chính bản thân Phaolô [chú ý các nhân xưng đại danh từ] đã lấy làm mệt mỏi trong sự hầu việc Chúa của họ. Có lẽ họ đang suy nghĩ: "Vậy thì đâu là ích lợi?" Có thể họ đã sẵn sàng nhượng bộ rồi đấy.
Những người làm nông cũng lấy làm mệt mõi nữa. Sẽ ra sao nếu nhà nông gieo ra phân nửa thửa ruộng của mình và rồi lấy làm "mệt nhọc" mà bỏ cuộc. Mùa gặt cứ vẫn đến "đúng kỳ" nhưng người chỉ sẽ “gặt lấy” phân nửa ruộng mà thôi.
Chúng ta phải thật kiên nhẫn. Chúng ta đừng đầu hàng trong sự phục vụ lẫn nhau trong Chúa. Giacơ 5.7 chép: "Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa". Hãy nhớ, chúng ta gặt lấy NHỮNG GÌ chúng ta gieo ra; chúng ta gặt lấy NGAY CHỖ chúng ta gieo ra, nhưng chúng ta cũng gặt hái SAU KHI chúng ta gieo. I Côrinhtô 15.58 chép: "Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu".
B. Làm điều thiện cho mọi người (câu 10).
Kế đó Phaolô nói: "đang lúc có dịp tiện" chúng ta cần phải "làm điều thiện cho mọi người". Anh em ơi, chúng ta có rất nhiều dịp tiện. Mọi người ở chung quanh chúng ta là những dịp tiện cho chúng ta "làm điều thiện". Mẹ tôi thường nói với tôi: "Có đi có lại". Bà có ý nói nếu tôi làm việc chi đó tốt đẹp cho người ta, nó sẽ trở lại với tôi thôi.
Chúng ta cần phải làm điều thiện "cho mọi người", những người tin Chúa và những kẻ chưa tin, già và trẻ. Chúng ta cần phải làm điều thiện "nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin". Tất nhiên "anh em chúng ta trong đức tin" là một hình ảnh khác trong nhiều hình ảnh của Kinh Thánh nói tới người được chuộc, người được cứu, thân thể của Đấng Christ, là Hội thánh. Nếu chúng ta không thể yêu thương người trong gia đình mình, nhất định chúng ta không sao yêu thương được người dưng nước lã ở bên ngoài.
Vào tháng 6 năm l955, Winston Churchill, ở gần cuối đời mình, được yêu cầu đưa ra lời phát biểu khai mạc tại đại học đường British. Lúc bấy giờ ông ốm yếu lắm rồi; người ta dìu ông lên bục. Khi ấy ông vịn lấy bục giảng gần như suốt thời gian đứng đó. Ông đứng đầu gục xuống luôn nhưng sau cùng ngẫn đầu lên, và giọng nói nhiều năm trước đó đã vực nước Anh từ bờ vực hủy diệt chỗi dậy lần cuối cùng trong lịch sử: "Không bao giờ đầu hàng. Không bao giờ đầu hàng. Không bao giờ đầu hàng". Với câu nói ấy, Churchill quay trở về lại chỗ ngồi của mình. Khi ấy mọi người đều im lặng phăng phắc, rồi giống như thể một người, toàn bộ khán thính giả đều đứng dậy vỗ tay tán thưởng ông, vì ông là một người mà toàn bộ lời nói và việc làm song hành với nhau.
Đúng là một câu nói dành cho chúng ta hôm nay, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG! Không bao giờ thôi làm điều thiện vì chúng ta đang gieo ra những hột giống một ngày kia sẽ tạo ra một mùa gặt thật trúng. Lời hứa của Đức Chúa Trời trong luật gieo gặt là không hề thay đổi.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Galati 5.26 - 6.5: "Mang gánh nặng"



Tự do thực – Galati
Mang gánh nặng

Galati 5.26 - 6.5
Hai chương cuối của sách Galati dành cho đề tài bước đi hay được dẫn dắt bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Rôma 8.14 chép: "Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời". Êphêsô 4.30 cho chúng ta biết đừng "… làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc". Chúng ta đã học biết rằng bước đi theo Thánh Linh có nghĩa là làm cho chết “xác thịt” của chúng ta, "những điều ưa muốn" ích kỷ tội lỗi bên trong chúng ta và quyết định bước theo sự dẫn dắt của Chúa bằng cách sống vâng phục đối với Lời của Đức Chúa Trời và tiếng gọi êm dịu của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
Bước đi theo Thánh Linh tác động cách đột ngột các mối quan hệ của chúng ta với tha nhân, đặc biệt là các tín hữu đồng lao của chúng ta trong Hội thánh. Chúng ta được kêu gọi để "mang lấy gánh nặng cho nhau" chớ không phải để đạp đổ nhau. Đấy là lý do tại sao tôi nghĩ 5.26 rất thích ứng với mấy câu đầu tiên của chương 6. Mặc dù từng câu nói trong Kinh Thánh đều được cảm thúc bởi Đức Chúa Trời, không thể sai lầm, sự phân chia chương và câu không thể sai sót được, chúng đã được thêm vào về sau nầy. Đôi khi, phần cuối của một chương rất phù hợp với phần mở đầu của chương kế đó.
Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào câu 26. Vị sứ đồ nói: "Chớ tìm kiếm danh vọng giả dối mà trêu chọc nhau và ghen ghét nhau". Nói cách khác, Đức Thánh Linh không hề dẫn dắt quí vị để "tìm kiếm danh vọng giả dối" đâu. Quí vị bước đi theo Ngài sẽ không bao giờ dẫn quí vị vào sự "trêu chọc" hay "ghen ghét" đâu. Ngược lại, sự sống của Thánh Linh ấy là "nhờ tình yêu thương" mà chúng ta sẽ "làm đầy tớ lẫn nhau" (5.13) và với "lòng mềm mại" lo "sửa" bất kỳ một anh em nào đã sa vào trong tội lỗi (6.1).
Từ ngữ "tìm kiếm danh vọng giả dối" ở đây có ý nói tới ai đó có ý tự cao tự đại trong mình. Người ấy đang sống một đời sống kiêu ngạo. Trong các câu nói của Phaolô từ 6.3, người "không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi" “ấy là mình dối lấy mình". Quí vị thấy đấy, cách ứng xử của chúng ta đối với người khác được quyết định bởi nghĩ suy của chúng ta về chính bản thân mình. Bất cứ lúc nào các mối quan hệ của chúng ta bị căng thẳng, cái tôi gần như luôn luôn là nguyên nhân gốc. Phaolô nói rằng khi chúng ta sống “tìm kiếm danh vọng giả dối” (và hết thảy chúng ta từ lúc nầy sang lúc khác) rõ ràng là do "trêu chọc" hay "ghen ghét" lẫn nhau.
"Trêu chọc" sát nghĩa có ý nói tới thách thức ai đó bước vào cuộc tranh cãi. Giống như kẻ hay bắt nạt trong sân trường, hắn hay thách thức học sinh khác bước ngang qua một lằn ranh hoặc hích vai, con người "tự cao tự đại" đang tìm cách để đánh nhau. Chắc chắn là hắn luôn luôn có lợi thế, hắn đang tìm cách nào đó để chứng tỏ lợi thế ấy với người khác.
Một người "tự cao tự đại" như thế nhắc cho tôi nhớ tới hai cậu bé đang tranh luận với nhau. Một đứa nói: "ba tao có thể đánh gục ba mầy". Đứa kia đáp: “Chẳng nhằm nhò gì, mẹ tao có thể đánh gục mẹ mầy”. Điều đó minh chứng cho cái gì chứ? Sự thực là điều đó chẳng minh chứng cho điều gì cả. Chúng ta được kêu gọi phải "lấy lòng yêu thương mà làm đầy tớ lẫn nhau" (5.13).
Trong Hội thánh, chúng ta thấy có người hay nghĩ rằng họ cao siêu về mặt thuộc linh hơn người khác. Họ thắc mắc đủ thứ rồi thách thức bất kỳ ai có ý kiến khác biệt. Họ rất sợ phải thôi không tỏ ra tri thức của họ về Kinh Thánh nữa. Tuy nhiên, Kinh Thánh phán rõ ràng trong I Côrinhtô 8.1: "sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt". Mục tiêu của chúng ta không phải là thôi không tỏ ra chúng ta biết bao nhiêu, mà là chúng ta phải biết gây dựng lẫn nhau trong tình yêu thương của Chúa như thế nào!?!
Nếu "trêu chọc" đến từ nhận thức về sự cao siêu, thì "ghen ghét" phát sinh từ những cảm xúc thấp kém hơn. Nó cũng bắt rễ từ sự kiêu ngạo và tự cao tự đại. Thay vì vui mừng nơi các khả năng và thành tựu của tín hữu khác, chúng ta thường mau mắn đánh hạ họ xuống, gạt bỏ họ đi và chỉ ra những tật xấu của họ. Nếu chúng ta không thể dấy cao lên hơn họ, chúng ta sẽ kéo họ xuống bằng cấp độ của chúng ta.
Cả hai hình thức kiêu căng quay trở lại với lẽ đạo trong sách Galati, sự tự do thắng hơn xu hướng quay về với luật pháp. Một người xu hướng quay về với luật pháp tập trung sức lực của mình rồi nhắm vào mọi nỗi yếu đuối của người khác. Một Cơ đốc nhân có thể sẽ rất là "tự cao tự đại". Hắn rất thích "trêu chọc" các tín hữu khác hoặc xả láng trong chỗ "ghen ghét" họ, nhưng khi hắn làm như vậy, chắc chắn hắn đang lạc bước với Đức Thánh Linh.
Khi chúng ta bước vào chương 6, chúng ta sẽ học hỏi đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh tự thể hiện như thế nào trong các quan hệ với những tín hữu khác, đặc biệt trong việc mang lấy gánh nặng của cuộc sống.
I. Một số gánh nặng chúng ta không thể mang lấy một mình (6.1-2).
Từ ngữ "gánh nặng" in câu 2 có ý nói tới một vật nặng nề, nặng đến nỗi khi mang nó người ta không thể bước đi được. Có một số gánh nặng chúng ta có thể mang vác bằng sức riêng của mình, nhưng phần nhiều gánh nặng đòi hỏi phải có sự vùa giúp của nhiều người khác. Tôi có thể tự mình nhấc chiếc ghế lên, nhưng tôi không thể di chuyển chiếc đàn dương cầm mà không có sự giúp đỡ. Khi vợ tôi, là Deb trở về nhà từ cửa hàng rau quả, cả gia đình đều ra lấy những chiếc túi từ xe hơi. Thậm chí đứa con nhỏ nhất của chúng tôi cũng cầm lấy mấy cái túi xốp nhẹ nhất nữa. Cũng một thể ấy đối với gia đình của Đức Chúa Trời. Rôma 12.15-16 chép: "Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan".
Gánh nặng đặc biệt mà Phaolô có trong trí ở đây là có ai đó đã "vượt quá giới hạn", ai đó đã vô ý sa vào tội lỗi. Mục tiêu của chúng ta là không bao giờ xét đoán hay xem thường người ấy, mà phải "sửa" người ấy lại rồi giúp đỡ cho người ấy trở lại với sự bước đi theo Thánh Linh. Chúng ta hãy chú ý 6 phần phải tuân giữ về việc giúp đỡ cho các tín hữu khác với “những gánh nặng” như thế.
A. Chúng ta vùa giúp vì chúng ta là gia đình (câu 1a).
Hãy chú ý Phaolô bắt đầu câu 1 với lời chào thăm: "Hỡi anh em". Chúng ta không những là con trai con gái của Đức Chúa Trời, chúng ta là anh chị em. Phaolô bắt đầu câu thứ nhứt trong chương nầy và câu cuối cùng trong chương nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta là "anh em", anh chị em trong Chúa.
Cain đã hỏi Chúa: "Tôi là người giữ em tôi sao?" (Sáng thế ký 4.9). Chương nầy là câu trả lời của Tân ước và đây là một câu nói vang dội: PHẢI, TÔI LÀ NGƯỜI GIỮ EM TÔI!
Khi một đứa con trong gia đình của ai đó đi lạc hay gặp phải rắc rối, chúng ta có khuynh hướng lắc đầu và cảm thấy áy náy cho họ. Tuy nhiên, khi một trong bầy con của chúng ta phạm sai lầm và đột nhiên cả thế giới của chúng ta bị úp ngược xuống. Tại sao chứ? Vì đó là gia đình của chúng ta! Đó là người mà chúng ta yêu thương, là người đang lâm vào cảnh rối rắm!
Hãy đoán xem điều chi đang diễn ra? Nếu quí vị là tín đồ, quí vị là gia đình của tôi và tôi thuộc về gia đình của quí vị. Hết thảy chúng ta đều là chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời và chúng ta gắn bó với nhau. Đặc biệt đây là sự thực trong Hội thánh địa phương. Chúng ta phải từ chối không gỡ mình ra rồi gánh lấy trách nhiệm của mình vì chúng ta được kết với nhau cho đến đời đời!
B. Chúng ta vùa giúp khi một anh em bị tội lỗi dỗ dành (câu 1b).
Bud Sellick viết: "Ba ngàn bàn chân đang lo sợ trên mặt đất, vận động viên nhảy dù thể thao của Liên xô cũ Yuri Belenko nhận ra mình đang ở trong chỗ rối rắm. Chiếc dù chính của anh đã bị trục trặc, và dù dự trữ của anh "xoắn" quanh dù chính, xem ra cả hai đều vô dụng. Khi đá chân để từ từ tháo gỡ vòng xoắn tự nhiên do táng dù ở bên trên, Belenko đã kêu thét lên với bạn nhảy trên mặt đất. Mấy người bạn nhảy dù của anh ngay lập tức nhảy vào hành động, chụp lấy một tấm đệm, rồi chạy hết tốc độ hướng về điểm rơi. Khi rơi như thế Belenko đã kêu thét lên và giật mạnh những sợi dây trong nổ lực tháo gỡ chỗ vướng của hai chiếc dù. Bên dưới, các bạn của anh trải tấm đệm ra…và chờ đợi. Belenko lao thẳng xuống tấm vải bạt với tốc độ có thể làm nát xương, làm cho tấm bạt rách ra làm hai, tuột khỏi tay của những người cứu hộ, rồi chạm mặt đất. Khi bụi tan hết rồi, Belenko nằm thở và than phiền vì bị trặc mắt cá. Thêm vào cái chân bị thương, anh còn chịu một số chỗ bị bầm tím. Mấy người bạn môn nhảy dù của anh đã có mặt ở đó để giúp cho Belenko đúng thời điểm anh ta cần tới họ nhất".
Cũng một thể ấy, có những tín hữu thường bị "dỗ dành" bởi tội lỗi và họ đang lao mình thẳng vào thất bại và sự tàn nát. Giống như Belenko đã thấy mấy cái dù của mình xoắn lại với nhau, kẻ thù của chúng ta là một chuyên gia trong việc vặn cong mọi ham muốn xác thịt của chúng ta với sự cám dỗ làm cho chúng ta không cất cánh bay cao về mặt thuộc linh được. Đây là lý do tại sao chúng ta cần anh chị em của chúng ta để giữ chúng ta lại trong chiếc lưới ân sũng và ơn tha thứ của Đức Chúa Trời.
"Dỗ dành" ở đây mang ý nghĩa của sự tác động lôi cuốn vào một tội lỗi. Từ ngữ Hy lạp có ý nghĩa của sự bị tội lỗi làm cho kinh ngạc. "Tội lỗi" có nghĩa là sa ngã hay vấp chơn. Hình ảnh cho thấy đây không phải là tội cố ý, mà là một tội kết quả từ chỗ làm cho người ta mất cảnh giác mà sa vào hay rơi vào sự cám dỗ.
Phaolô nói với chúng ta phải "sửa họ lại". Chúng ta cần phải trải rộng màn trướng ân điển của Đức Chúa Trời ra rồi hứng lấy người ấy khi người sa ngã. Thú vị thay, "sửa" ra từ một từ Hy lạp mô tả việc vá víu hay tu bổ lại. Cũng một chữ nầy đã được sử dụng ở Mác 1.19: "…Ngài thấy Gia-cơ, con Xê-bê-đê, với em là Giăng, đang VÁ lưới trong thuyền". Chữ nầy cũng được dùng để mô tả việc sắp lại một chiếc xương đã bị gãy hoặc giúp làm hoà hoãn một cuộc tranh luận. "Sửa" một thứ gì đó là khiến cho nó quay trở lại với trạng thái ban đầu của nó.
Chẳng có một gánh nào nặng hơn gánh nặng của tội lỗi. Chiếu theo Kinh Thánh, mạng lịnh của vị sứ đồ, ấy là khi chúng ta thấy một người anh em đang chịu khổ dưới gánh nặng tội lỗi, đang vấp ngã vì một "quá phạm" chúng ta cần phải mau mau chạy tới bên người ấy để giúp đỡ cho người. Chúng ta nhìn thấy một người anh em phạm phải một tội lỗi như thế, chúng ta không nên ngồi ì ở đó mà chẳng làm chi hết. Chúng ta đừng nên nói: "Đây chẳng phải là công việc của tôi" hay "Tôi chẳng muốn dính líu vào". Chúng ta không nên xét đoán người anh em đó với một thái độ như muốn nói: "Đáng đời lắm". Mà ngược lại, chúng ta cần phải "sửa" người lại, đưa người về lại đúng con đường và sắp lại chiếc xương đã bị gãy.
II Côrinhtô 2.7 chép chúng ta cần phải "tha thứ yên ủi, hầu cho người khỏi bị sa ngã vì sự buồn rầu quá lớn". II Têsalônica 3.15 chép: "Tuy vậy, chớ coi người đó như kẻ nghịch thù, nhưng hãy răn bảo người như anh em vậy".
Nếu con trai của quí vị té xe đạp bị gãy chân, chắc quí vị sẽ nói: "đáng đời lắm" rồi bỏ nó lại bên lề đường hay quí vị sẽ mau đưa nó vào bịnh viện cấp cứu? Nếu em gái của quí vị đạp xe qua bờ đê rồi bị kẹt ở đó, chắc quí vị sẽ nói: "Em nên lái xe cho ngay thẳng và vào con đường hẹp kia kìa" hay quí vị ngay lập tức sẽ gọi 911? Nếu cha của quí vị trượt té trong nhà tắm và bị trặc xương hông, liệu quí vị sẽ nói: "Con bận lắm, con sẽ đến trông chừng cho ba khi con có thì giờ rãnh?" hay quí vị sẽ bỏ hết mọi sự lại đó rồi mau mau chạy đến nhà của ông ấy? Chúng ta quá bận tâm tới những đau thương về phần xác, nhưng hướng một con mắt mù và một lỗ tai điếc vào các tác dụng của tội lỗi trong đời sống gia đình thuộc linh của chúng ta, có phải không??
Nhà cải chánh lỗi lạc Martin Luther đưa ra lời khuyên nầy: "Hãy chạy đến với người anh em đó, rồi chìa tay của mình ra, đỡ người ấy dậy, yên ủi người bằng lời lẽ dịu dàng, rồi ôm lấy người bằng đôi vòng tay của một người mẹ".
C. Chúng ta vùa giúp nếu chúng ta có Đức Thánh Linh (câu 1c).
Ai cần phải "sửa" một anh em sa ngã? Phaolô nói: "Anh em là kẻ có Đức Thánh Linh". Ai là "kẻ có Đức Thánh Linh" và làm thế nào chúng ta biết chúng ta có đủ tư cách?
Đức Thánh Linh hiện đang ngự bên trong tất cả các Cơ đốc nhân chơn thật. Tuy nhiên, tín đồ "có Đức Thánh Linh" là người bước đi theo Thánh Linh và được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Thực vậy, thường thì hầu hết những Cơ đốc nhân "có Đức Thánh Linh" là những người đã bước đi với Chúa một thời gian lâu dài. Họ đã đạt được một lượng trưởng thành thuộc linh và đang bày tỏ ra "trái của Thánh Linh" trong đời sống của họ. Tuy nhiên, bất kỳ một Cơ đốc nhân nào trẻ hay già đều có thể trở thành một Cơ đốc nhân "có Đức Thánh Linh". Người ấy phải bước đi theo Thánh linh. Thực ra, đôi khi tôi là một Cơ đốc nhân "có Đức Thánh Linh" và đôi lúc tôi không phải như vậy. Tôi đã nhìn thấy những tín đồ "có Đức Thánh Linh" họ mới vừa nhận biết Chúa một vài tháng và một số người đã được cứu trong nhiều thập niên lại là những người không "có Đức Thánh Linh".
Đừng bị cám dỗ khi sử dụng lời cáo lỗi: "Thôi, để tôi ở ngoài lề đi, vì tôi không có Đức Thánh Linh”. Kinh Thánh ban cho quí vị mạng lịnh "hãy bước đi theo Thánh Linh" trong 5.16. Đừng thoả lòng khi là một tín đồ con trẻ. Hãy tấn tới đi! Hãy dự phần vào thân thể của Đấng Christ!
Mục đích là, khi quí vị nhìn thấy một anh chị em sa ngã trong tội lỗi, đừng bước qua lề đường bên kia giống như trong thí dụ người Samari nhơn lành. Hãy giúp đỡ người ấy. Nhưng trước tiên, hãy kiểm tra lại chính tấm lòng của mình. Hãy xưng tội mình. Phải biết chắc quí vị đang "có Đức Thánh Linh", đang song hành với Đức Thánh Linh. Nếu quí vị không thể "sửa" một anh em sa ngã, sở dĩ như thế là vì bản thân quí vị đang cần được sửa lại!
D. Chúng ta vùa giúp với tấm lòng mềm mại (câu 1d).
Khi chúng ta nhìn thấy một anh chị em đang sa ngã trong tội lỗi, chúng ta cần phải bước tới rồi "sửa" người ấy (nam hay nữ), nhưng chúng ta phải “lấy lòng mềm mại” mà làm thế. Phaolô đã nói rồi, "mềm mại" là một "trái Thánh Linh" ở 5.23. Đấy là lý do tại sao chỉ có những tín đồ "có Đức Thánh Linh" mới có thể "sửa" một anh em sa ngã. Một tín đồ "có Đức Thánh Linh" đang thể hiện ra "trái Thánh Linh".
"Mềm mại" có nghĩa là TLC“tender love and care”, dịu dàng, yêu thương và chăm sóc. Cách đây một thời gian, có một bà cụ đến thăm Hội thánh chúng ta đã té ngã ở chỗ đậu xe sau buổi thờ phượng sáng Chúa nhựt. Một đám đông dân sự của chúng ta đã tập trung lại. Có người đã gọi 911. Một anh em đã trải áo gió của mình ra làm gối kê đầu cho bà cụ. Người khác đến đắp khăn ướt, lạnh lên trán của bà cụ. Vài người khác đã sử dụng thân thể của họ che ánh nắng mặt trời cho bà cụ đó. Trước khi xe cứu thương đến, lương tâm người nầy tỉnh thức. Bà ta DỊU DÀNG phụ giúp và tử tế CHĂM SÓC cho tới khi xe cứu thương đến. Nếu chúng ta lâu nay xử lý với một nan đề về mặt thuộc thể bằng sự "dịu dàng" ấy, chúng ta cần phải DỊU DÀNG hơn nữa khi giúp một tín hữu đang bị sa vào lưới tội lỗi dường bao?
Là Hội thánh, chúng ta cần phải mau mắn bước tới khi có ai đó bị bịnh tật hoặc ngã chết trong gia đình. Chúng ta gửi hoa đến. Chúng ta bảo bọc dân sự bằng thức ăn ngon. Tuy nhiên, chúng ta phải đáp ứng như thế nào với tình trạng bịnh tật của tội lỗi?
E. Chúng ta vùa giúp khi nhận biết rằng chúng ta cũng bị dỗ dành (câu 1e).
"Mềm mại" còn có một nghĩa rộng khác nữa. Nó cũng có ý nói tới KHIÊM NHƯỜNG. "Mềm mại" sanh ra từ một ý thức nhận biết rõ ràng tình trạng yếu đuối và xu hướng nhắm về tội lỗi của chúng ta. Lý do quí vị cần phải đối xử với một anh em sa ngã bằng sự "mềm mại" ấy là "chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng". Tôi phải đối xử với anh em tôi khi họ sa ngã bằng TLC vì tôi biết rõ rằng tôi cũng bị cám dỗ đối với những tội lỗi ấy.
Thường thì người ta nói rằng đạo binh Cơ đốc là đạo binh duy nhứt bắn kẻ bị thương của nó. Chúng ta dễ dàng xét đoán và xét đoán lẫn nhau. Phaolô đã nói trong 5.13: "Nhưng nếu anh em cắn nuốt nhau, thì hãy giữ, kẻo kẻ nầy bị diệt mất bởi kẻ khác". Có người từng nói, chúng ta phải cẩn trọng đừng bao giờ chỉ ngón tay vào người khác vì có hơn ba ngón tay đang chỉ về phía chúng ta.
Có lẽ phần mưu luận hay nhất mà chúng ta nên nắm lấy là từ I Côrinhtô 10.12: "Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã".
Đừng lấy điều nầy làm một lời cáo lỗi để không dấn thân vào. Đừng nói: "Tôi là ai mà dám nói với người khác về tội lỗi của họ, tôi đâu có trọn vẹn đâu". Đây không phải là lời cảnh cáo để rồi không dấn thân vào, mà là một lời khuyên về việc đừng để cho sự kiêu căng ngạo mạn bước vào linh trình.
F. Chúng ta vùa giúp hầu làm tròn luật pháp của Đấng Christ (câu 2).
Ở đây chúng ta thấy nguyên tắc cơ bản của cả phân đoạn: "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau". Hết thảy chúng ta đều có Đấng Mang Gánh Nặng Vĩ Đại ở bên cạnh chúng ta, là Chúa Jêsus. Hết thảy chúng ta đều nhớ rõ Thi thiên 55.22: "Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động". I Phierơ 5.7 dạy cho chúng ta biết phải "trao gánh nặng cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em". Đúng vậy, một trong các phương thức Đức Chúa Trời chăm sóc cho chúng ta là qua sự quan tâm của anh chị em chúng ta trong Đấng Christ. Ngài đặt họ trên linh trình của chúng ta.
"Mang" ở đây có thì hiện tại, có ý nói chúng ta cần phải LIÊN TỤC “mang lấy gánh nặng cho nhau". Chúng ta đừng bao giờ với tới một vị trí trong cách ăn ở thuộc linh của chúng ta mà ở đó chúng ta được miễn trừ trách nhiệm nầy. "Mang" cũng có ý nói vác lấy một thứ gì đó với sự nhịn nhục. Mang lấy gánh nặng của người khác là một phần việc rất khó khăn và chán ngắt. Bất kỳ một vị Mục sư nào cũng có thể bảo quí vị rằng bàn bạc và vùa giúp cho người khác sống qua những khó khăn trong cuộc sống là buồn bã và rất khó chịu. Mục tiêu là, đây không phải CHỈ LÀ CÔNG VIỆC CỦA MỘT MỤC SƯ! Ngược lại, đây là mạng lịnh DÀNH CHO MỖI MỘT TÍN ĐỒ. Quí vị là NGƯỜI GIỮ ANH EM của mình. Quí vị có TRÁCH NHIỆM phải bước tới giúp đỡ cho người ấy, "mang lấy" gánh nặng của người ấy.
Qua câu nầy thường được áp dụng cho bất kỳ một thử thách nào trong cuộc sống, đặc biệt nó có ý nói tới một người đã bị té ngã trong tội lỗi.
Khi chúng ta "mang lấy gánh nặng cho nhau" chúng ta đang "làm tròn luật pháp của Đấng Christ". Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 13.34: "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy". "Luật pháp của Đấng Christ" "luật yêu thương", yêu thương đủ để dấn thân vào.
Ngay cả sứ đồ Phaolô cũng đã cần đến một người anh em biết mang gánh nặng nữa kìa. Ở một thời điểm trong chức vụ của ông, ông cảm thấy nặng nề kinh khủng lắm. Tấm lòng của ông đã tan vỡ vì những sự chia rẽ và tội lỗi bên trong Hội thánh Côrinhtô. Ông đã đối diện với những khó khăn rất lớn ở bên ngoài trong chức vụ của mình và lộn xộn ở bên trong. Ông tỏ bày ra điều nầy ở II Côrinhtô 7.5: "Vả, khi chúng tôi đến trong xứ Ma-xê-đoan, xác thịt chẳng được yên nghỉ chút nào. Chúng tôi khốn đốn đủ mọi cách: ngoài thì có sự chiến trận, trong thì có sự lo sợ". Quí vị có cảm thấy giống như thế chưa? Đời sống của quí vị có được mô tả là: "ngoài thì có sự chiến trận, trong thì có sự lo sợ" không? Tuy nhiên, Phaolô không trụ lại ở chỗ nầy. Đức Chúa Trời đã sai phái một người anh em đến đứng bên cạnh ông rồi đỡ ông dậy. Ngay câu kế đó, vị sứ đồ nói: "Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng yên ủi kẻ ngã lòng, đã yên ủi tôi bởi Tít đến nơi" (II Côrinhtô 7.6). Quí vị có nắm bắt được ở chỗ nầy chưa? Khi Tít đến với Phaolô, Đức Chúa Trời đang thực thi sự yên ủi, nhưng Ngài đã thực thi sự yên ủi đó qua Tít. Tít là một ống dẫn phước hạnh của Đức Chúa Trời cho Phaolô. Nếu chúng ta rộng mở, Đức Chúa Trời cũng sẽ đổ dòng sông yêu thương của Ngài qua chúng ta nữa! Hãy để cho dòng sông ấy tuôn chảy!
Hãy đoán xem điều chi xảy ra? Khi chúng ta gánh lấy trách nhiệm mang lấy gánh nặng cho nhau, không những là họ được giúp đỡ, nhưng chúng ta được khích lệ nữa! Karl Menninger, là nhà tâm thần học, người ta đến hỏi ông họ phải làm gì khi đến gần một người bị thần kinh. Lời khuyên của ông là: "Hãy khoá cửa nhà bạn lại, băng qua đường rầy xe lửa, tìm một người đang trong cảnh có cần và làm một việc gì đó giúp người ấy".
Ngày kia có một sinh viên đến hỏi nhà nhân loại học Margaret Mead xem dấu hiệu sớm sủa nhất của nền văn minh trong xã hội. Anh sinh viên nầy mong câu trả lời phải là chiếc bình đất sét hay có lẽ là cái lưỡi câu cá hoặc hòn đá cụi kia. Câu trả lời của bà Margaret là "cái xương đùi đã được chữa lành", một xương ống chân. Mead giải thích rằng không một xương đùi nào được chữa lành đã được tìm thấy ở nơi mà luật rừng ngự trị. Một chiếc xương đùi đã được chữa lành chỉ ra có người đã biết cách cứu chữa. Ai đó đã tìm người thợ săn bị thương và sắp lại cho tới chừng cái chân được lành. Bằng chứng của lòng thương xót là dấu hiệu đầu tiên của nền văn minh.
II. Một số gánh nặng chúng ta phải mang lấy một mình (6.3-5).
Lúc đầu nhìn vào câu 2 và câu 5 dường như có một sự mâu thuẫn. Một đàng bảo chúng ta phải "mang lấy gánh nặng cho nhau" còn một đàng bảo "ai sẽ gánh lấy riêng phần nấy". Chúng ta cần phải đào sâu mới tìm ra được.
A. Kiêu ngạo là tự dối mình (câu 3).
Phaolô nói: "Vì, nếu có ai, dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi ấy là mình dối lấy mình". Tôi nhớ mẹ tôi có nói về một người như thế: "Thực sự ông ấy đã tưởng mình ra gì, có phải không?" Tất nhiên là bà đang đề cập tới một người với bầu không khí kiêu căng, ngạo mạn. Chúng ta đã được cảnh tĩnh rồi về việc "tìm kiếm danh vọng giả dối" ở 5.26. Mặc dù quí vị có thể nghĩ mình là "ra gì", tách rời khỏi ân điển của Đức Chúa Trời, quí vị sẽ “chẳng là gì cả”. Khi tưởng mình "ra gì" đang khi thực tế quí vị "chẳng là gì hết", điều nầy là "lừa dối" hoặc dối mình.
Một trong những cái bẫy mà kẻ thù giăng mắc các Cơ đốc nhân biết đầu phục là SỰ KIÊU NGẠO THUỘC LINH. Chúng ta sẽ thốt ra giống như người Pharisi đã cầu nguyện: "Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi" (Luca 18.11-12). Thế mà chúng ta đã thể hiện ra chính những đặc điểm đó. Một là chúng ta không màng tới người anh em bị sa vào trong tội lỗi, hai là bảo trợ cho người ấy hầu cho chúng ta không rơi vào sự cám dỗ theo một cách thức như vậy.
Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 7.3-5: "Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được".
Về máy tính, Bill Gates của Microsoft đã sánh công nghệ máy tính với công nghệ xe hơi, ông nói: "Nếu hảng xe General Motors giữ kỹ kỹ thuật giống như công nghệ máy tính giữ, hết thảy chúng ta sẽ lái loại xe chỉ có 25USD chạy một gallon xăng 1.000 dặm". Hảng General Motors đáp lại Gates bằng câu nói: "Đúng thế, nhưng chẳng lẽ ông muốn chiếc xe của ông bị sự cố một ngày hai lần sao?" Lý do chính là những tín đồ "có Đức Thánh Linh" hay “được Thánh Linh dẫn dắt” cần phải "sửa" một người anh em sa ngã là sự kiêu ngạo.
B. Khiêm nhường là tự xét mình (các câu 4-5).
Kế đó Phaolô nói: "Mỗi người phải thử xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng phải tại kẻ khác". "Xét" ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là "chấp nhận sau khi thử". Chúng ta cần phải thử bản thân mình để biết chắc mọi động lực và thái độ của chúng ta là trong sạch và được đẹp lòng Chúa. Chúng ta cần phải biết chắc chúng ta đã cất bỏ bất kỳ cây đà nào ra khỏi mắt của mình rồi. Chỉ "khi ấy" chúng ta mới có thể vui mừng được. Sau khi khiêm hạ tự xét mình, mọi sự còn lại là khoe mình trong Chúa và ân điển rời rộng của Ngài. Như Phaolô đã nói trong câu 14: "Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta". Tách ra khỏi Chúa Jêsus tôi chẳng là gì cả. Bất kỳ một điều tốt lành nào được thấy có nơi tôi đều đến từ nơi Ngài.
Một cậu bé từng nói với mẹ nó rằng nó cao được 6 feet. Khi bà nghi ngờ câu nói ấy, nó quyết chắc với bà rằng nó đã tự đo cho mình. Cách tính toán của nó rất đúng, song cây thước thì không đúng; cây thước đo chỉ khoảng 6 inches dài mà thôi. Khi chúng ta xét mình bằng Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy mình yếu đuối là dường nào và ân điển của Ngài rời rộng là dường bao!
Trong câu 5, Phaolô nói thêm: "Vì ai sẽ gánh lấy riêng phần nấy". Chữ dùng cho "gánh nặng" trong câu 2 là baros có ý nói tới một trọng lượng rất nặng, một mình khó mang nổi. Chữ "gánh" ở đây là phortion, chỉ ra vật cần phải được khiêng vác. Một "gánh nặng" trong câu 2 giống như chiếc đàn dương cầm. Một "gánh" trong câu 5 giống như chiếc balô của một người. Chúa Jêsus phán: "Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng" (Mathiơ 11.30).
"Gánh" mà chúng ta phải mang một mình là trách nhiệm của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải "mang gánh nặng cho nhau" là thứ quá nặng không mang nổi một mình, nhưng có một gánh nặng mà chúng ta không thể chia sẻ và không cần phải chia sẻ vì nó nhẹ nhàng đủ để mang lấy một mình – là trách nhiệm cá nhân của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngày kia chúng ta sẽ đứng trước bema lớn, là "ngai phán xét của Đấng Christ". II Côrinhtô 5.10 chép: "Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt". Trong ngày đó, tôi không thể mang lấy gánh nặng của quí vị và quí vị không thể mang lấy gánh nặng của tôi.
Để kết thúc, cho phép tôi cung ứng cho quí vị bốn từ ngữ rất thực tế liên quan tới việc mang lấy gánh nặng.
Từ ngữ thứ nhứt là THÌ GIỜ. Quí vị không thể giúp người khác mang lấy gánh nặng của người ấy (nam hay nữ) nếu quí vị quá bận rộn. Thậm chí quí vị cũng chẳng màng tới và dù quí vị có để ý tới đi nữa, sự giúp đỡ của quí vị sẽ rất là hời hợt.
Từ ngữ thứ hai là CẦU NGUYỆN. Có những tín đồ hay nói: "Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn". Quí vị có nói như thế không? Quí vị có thực sự cầu thay cho họ không? Nếu có ai nói như thế với quí vị, hãy biết ơn. Hành động cao cả nhất họ có thể làm nơi phần của quí vị là dâng quí vị cho Chúa. Tôi muốn quí vị thưa với Đức Chúa Trời về tôi hơn là nói với tôi về Đức Chúa Trời.
Từ ngữ thứ ba là TRÁCH NHIỆM. Hết thảy chúng ta đều cần ít nhất một người có trách nhiệm và hỏi chúng ta nhiều câu khó. Nếu quí vị chưa có một người bạn có trách nhiệm như thế và quí vị muốn có một người, làm ơn hãy nói cho tôi biết. Tôi sẽ sung sướng gửi đến cho quí vị một Tít đến để giúp yên ủi quí vị.
Từ ngữ sau cùng là YÊU THƯƠNG. Đây là từ ngữ vĩ đại nhất cho sự tấn tới của Hội thánh. Người ta không trụ lại Hội thánh vì nhạc hay, giảng hay hoặc các chương trình hay. Họ muốn có sự ấm áp hơn là ngọn đèn. Chúng ta hãy trao sự ấm áp ấy cho họ!